Các công ty Trung Quốc: "Thủy triều ngược"

HÀ CÚC| 24/06/2015 06:41

Các công ty Trung Quốc (TQ) niêm yết tại Mỹ đang lũ lượt trở về để đón sóng tăng trưởng khủng của thị trường chứng khoán đại lục.

 Các công ty Trung Quốc:

Các công ty Trung Quốc (TQ) niêm yết tại Mỹ đang lũ lượt trở về để đón sóng tăng trưởng khủng của thị trường chứng khoán đại lục.

Đọc E-paper

Năm ngoái, dường như có một cuộc "xâm lược" của các cổ phiếu TQ trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hơn một chục công ty từ đại lục niêm yết cổ phiếu tại New York với giá tổng giá trị tăng 30 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là Alibaba, một công ty thương mại điện tử, huy động 21,8 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử với một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Tuy nhiên, tất cả đang thay đổi chóng vánh khi các công ty TQ niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đang lũ lượt trở về nhà. Theo Bloomberg, một số lượng lớn các công ty Trung Quốc đang tìm cách hủy niêm yết tại sàn giao dịch Mỹ để trở về niêm yết tại đại lục.

Hồ sơ yêu cầu tái niêm yết tại đại lục lên đến 10 tỷ USD. Trong đó có Công ty Sungy Mobile sản xuất các ứng dụng điện thoại thông minh và Công ty Shanda chuyên về thiết kế trò chơi trực tuyến. Các công ty lớn khác đang làm thủ tục trở về là Qihoo 360, Mindray và Wuxi Pharmatech...

Lý do cho làn sóng trở về này là sự tăng trưởng đột biến của thị trường chứng khoán TQ, đặc biệt là đối với cổ phiếu internet. Chỉ trong 55 ngày giao dịch kể từ khi Baofeng bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, cổ phiếu của nhà phát triển các video trực tuyến đã tăng tới 4.208%. Cần phải biết Apple đã mất 11 năm để có được mức tăng khủng như vậy.

Dù niêm yết tại thị trường nội, nhưng Baofeng cũng có tỷ lệ P/E cao gấp 13 lần so với cổ phiếu của Alibaba. Đà tăng đột biến của Baofeng là hiện tượng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán TQ trong giai đoạn hiện nay. Trung bình hiện các công ty internet TQ đang được giao dịch ở mức cao hơn 89 lần so với lợi nhuận ước tính trong 12 tháng tới, trong khi tỷ lệ của các công ty cùng ngành trên thế giới chỉ là 25 lần.

Giá trị trung bình 20 ngày của cổ phiếu giao dịch trao tay trên các sàn giao dịch đại lục tăng lên 314 tỷ USD so với 244 tỷ USD trên các sàn chứng khoán Mỹ - có mức vốn hóa thị trường cao gấp 2 lần quy mô.

Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg, đợt tăng điểm này đã vượt qua cả thời kỳ đỉnh cao nhất của bong bóng công nghệ trên thị trường Phố Wall.

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đã trở về niêm yết ở đại lục với hy vọng "thương hiệu New York" sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn.

Cùng thời điểm, sau sự choáng ngợp ban đầu, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ dường như đã hết hứng thú với các cổ phiếu đến từ TQ. Đặc biệt, trước hàng loạt các vụ bê bối xảy ra liên quan đến việc nhiều công ty TQ làm giả báo cáo tài chính.

Trong khi đó, Chính phủ TQ đang thay đổi một loạt chính sách trên thị trường tài chính, chứng khoán để thu hút các công ty bản địa trở về. Chẳng hạn, bỏ quy định các doanh nghiệp phải có lợi nhuận vài năm trước khi được niêm yết vốn gây khó cho các công ty startup trong lĩnh vực internet.

Hay đơn giản hóa quá trình phê duyệt niêm yết lần đầu ra công chúng... Đáng chú ý là quy định mở rộng quyền sở hữu nước ngoài. Dẫn đầu bởi các cổ phiếu Baofeng và Focus Media (trực thuộc tập đoàn Carlyle), ngành này đang đồng loạt dỡ bỏ cấu trúc sở hữu nước ngoài để tận dụng đà tăng giá mạnh mẽ của thị trường trong nước cũng như những ưu đãi của chính phủ...

Hàng loạt thay đổi trên khiến giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán TQ đã tăng gấp 3 trong năm qua, lên mức 9.800 tỷ USD. Với hệ số P/E ở mức 84 lần, trung bình các cổ phiếu TQ đang có giá đắt gấp đôi so với thời kỳ chỉ số Shanghai Composite lập đỉnh hồi tháng 10/2007.

Tuy nhiên, "cơn thủy triều" này lại khiến các nhà phân tích run sợ về bong bóng chứng khoán tại đại lục có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Thậm chí, Công ty tư vấn Bocom International Holdings cho rằng thị trường chứng khoán TQ sẽ sớm đổ vỡ trong 6 tháng tới. Nhận định này được đưa ra sau khi Bocom International Holdings nghiên cứu các bong bóng tài sản trên toàn cầu trong hơn 800 năm gần đây. 

>Alibaba công bố kế hoạch tấn công thị trường Mỹ

>Niêm yết sàn ngoại: Chuông rè tắt tiếng xứ người

>Bong bóng tài chính Trung Quốc đe dọa thế giới

>Bong bóng kinh tế Trung Quốc đã đến hồi nguy hiểm?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Các công ty Trung Quốc: "Thủy triều ngược"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO