Bẫy nghèo đói

HÀ CÚC| 11/07/2013 06:29

Tại sao một nền dân chủ lớn nhất thế giới như Ấn Độ vẫn không mang lại cuộc sống bình an cho người dân? Giả thuyết thuyết nào cho nguyên nhân này: địa lý, văn hóa hay vô minh?

Bẫy nghèo đói

Tại sao một nền dân chủ lớn nhất thế giới như Ấn Độ vẫn không mang lại cuộc sống bình an cho người dân? Giả thuyết thuyết nào cho nguyên nhân này: địa lý, văn hóa hay vô minh?

Đọc E-paper

Nếu so với cả các nước láng giềng nghèo hơn như Bangladesh và Nepal thì Ấn Độ vẫn là một sự thụt lùi bất thường

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ tự tử ở Ấn Độ là khoảng 15/100.000. Tỷ lệ tự sát trong số lao động nông nghiệp là khoảng 7/100.000, tương đương tỷ lệ tự tử của người nông dân chiếm một nửa trong các vụ tự tử của đất nước.

Một con số sửng sốt! Cái chết hàng loạt của người nông dân Ấn Độ đặt ra một câu hỏi hóc búa: sau 6 thập kỷ bầu cử công bằng, tự do báo chí và pháp trị nhưng vì sao xã hội Ấn Độ lại đi thụt lùi? Nếu dân chủ hoạt động, tại sao rất nhiều người dân nước này vẫn trong điều kiện sống rất tồi tệ?

Chỉ số xã hội Ấn Độ công bố vào năm ngoái đã thu hút sự chú ý toàn cầu: Ấn Độ vẫn còn 400 triệu người dân sống không có điện. Vệ sinh môi trường và vệ sinh công cộng trong tình trạng khủng khiếp, đặc biệt là ở miền Bắc: một nửa số người Ấn Độ vẫn đi vệ sinh ngoài trời, dẫn đến nhiều ca tử vong do tiêu chảy và viêm não. Tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn so với ở khu vực cận Sahara châu Phi.

Số trẻ em Ấn Độ bị đói gấp đôi ở châu Phi... Thành kiến trọng nam khinh nữ là nguyên nhân dẫn đến việc có đến 600.000 bào thai gái bị bỏ mỗi năm. Nếu so với các nước láng giềng nghèo hơn như Bangladesh và Nepal, thì Ấn Độ vẫn là một sự thụt lùi bất thường.

"Hào quang không chắc chắn", một cuốn sách mới của hai nhà kinh tế phát triển nổi tiếng nhất của Ấn Độ, Amartya Sen và Jean Dreze, đã cố giải thích hiện tượng này. Các tác giả cho rằng, các nhà lãnh đạo Ấn Độ chưa bao giờ thực thi đủ trách nhiệm đối với đa số người nghèo.

Amartya Sen, tại Đại học Harvard, từng đoạt giải Nobel, nổi tiếng với lý thuyết rằng nạn đói đã không bao giờ xảy ra trong nền dân chủ. Trong khi đó, Jagdish Bhagwati và Arvind Panagariya, hai giáo sư tại Đại học Columbia, lập luận một cách mạnh mẽ trong một cuốn sách gần đây đòi hỏi cải cách hơn, đặc biệt là luật lao động và quyền sở hữu đất đai.

Họ nói rằng thúc đẩy tăng trưởng GDP trên 5%, tạo việc làm, cho phép kinh doanh phát triển mạnh và nâng cao doanh thu cho chính phủ... sẽ cắt giảm đói nghèo.

Bài học của hầu hết mọi nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Brazil hiện nay là khi kinh tế tăng trưởng, nhà nước cần có những đầu tư lớn về y tế, giáo dục và các chuẩn phúc lợi khác mới đảm bảo được tăng trưởng xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, Ấn Độ là một ngoại lệ, các vấn đề xã hội tụt hậu kéo tăng trưởng kinh tế đi xuống.

Y tế công cộng Ấn Độ là đặc biệt đáng lo ngại. Ấn Độ chỉ có ngân sách 39 USD/người dân cho y tế công cộng, so với 203 USD của Trung Quốc hay 483 USD của Brazil.

Tiền có thể được tìm thấy. Chính phủ nói không có ngân sách nhưng thực tế chỉ cần đánh thuế nhập khẩu vàng và kim cương, vốn chỉ dành cho người giàu, có thể mang lại gần 10 tỷ USD mỗi năm.

Giáo dục của Ấn Độ cũng ở trong tình trạng "gây sốc". Một cuộc khảo sát tại bảy tiểu bang lớn ở miền Bắc cho thấy không có hoạt động giáo dục ở một nửa trong số các bang này.

Giáo viên được trả lương và nhiều trường học công mới được xây dựng. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy vẫn thường "kinh hoàng". Ngay cả người nghèo cũng thích học ở các trường tư hơn.

Quay trở lại nguyên nhân của những cái chết của người nông dân, câu trả lời vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, ông Sharad Pawar cho biết: "Chính phủ đã tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao giá lương thực cho người dân, thế nhưng nó vẫn không thể thay đổi cuộc sống nghèo đói của họ. Không dừng lại ở việc chính phủ đầu tư vào nông nghiệp đã đủ hay chưa thì một nguyên do nữa khiến người nông dân vẫn nghèo là sản phẩm của họ làm ra không có cơ hội nâng cao giá trị”.

Về sự u ám của xã hội Ấn Độ, các tác giả đều cho rằng chủ yếu là do sự bất bình đẳng đã ăn quá sâu ở đất nước Nam Á này. Một giai cấp thống trị đã định hình bởi đẳng cấp, nhưng cũng bởi giới tính, giáo dục và thu nhập.

Mặc dù u ám nhưng các tác giả vẫn lạc quan về triển vọng dài hạn. Họ chỉ ra bằng chứng cho thấy các quan chức của Ấn Độ nếu chịu thực thi đúng trách nhiệm, sự cải thiện có thể có ngay kết quả.

Ví dụ, các bang miền Bắc như Himachal Pradesh và Chhattisgarh gần đây đã thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng, phân phối khẩu phần lương thực với và giá rẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bẫy nghèo đói
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO