Bóng đá Malaysia chờ "đại phẫu"

TRIỆU VÂN| 05/09/2017 04:45

Dù xếp nhất toàn đoàn ở SEA Games 2017 với 145 huy chương vàng, người hâm mộ thể thao Malaysia vẫn cảm thấy thiếu sót khi đội tuyển U-22 của họ thất bại trước U-22 Thái Lan ở trận chung kết bóng đá nam.

Bóng đá Malaysia chờ

Dù xếp nhất toàn đoàn ở SEA Games 2017 với 145 huy chương vàng, người hâm mộ thể thao Malaysia vẫn cảm thấy thiếu sót khi đội tuyển U-22 của họ thất bại trước U-22 Thái Lan ở trận chung kết bóng đá nam. 

Đọc E-paper

Xét về thành tích, việc vào đến chung kết SEA Games năm nay phản ánh đúng trình độ của các cầu thủ Malaysia, và là thành quả từ những nỗ lực phát triển bóng đá nước này. Năm 2010, Malaysia bắt đầu quay lại ưu tiên dùng huấn luyện viên người bản địa để dẫn dắt đội bóng, và thành công ở AFF Cup nhờ ông Rajagobal Krishnasamy. Đó là năm đội tuyển Malaysia sử dụng tới 14/23 cầu thủ dưới 23 tuổi.

Nhưng sức ép ở đội tuyển quốc gia vì thế cũng ngày càng tăng, trong khi lứa trẻ, ví dụ U-22 Malaysia ở SEA Games lần này, lại có vẻ không theo kịp các đàn anh.

Trong bài báo hồi đầu năm nay, Fox Sports nhận xét rằng thậm chí bóng đá Malaysia cần phải chứng tỏ sự chuyên nghiệp trước khi nghĩ đến việc phát triển bền vững và đào tạo trẻ chất lượng.

Ở Kuala Lumpur, trường đào tạo Bukit Jalil Sport School là nơi sản sinh nhân tài cho các lứa trẻ Malaysia. Farizzuan - sinh năm 1993, là một trong những sản phẩm của lò đào tạo ấy. Anh đã được gọi lên U-16 Malaysia, rồi giữ suất đến cấp độ U-21. Năm 2013, Farizzuan cùng đội U-21 sang Việt Nam đá giải U-21 Quốc tế Báo Thanh Niên, nhưng chỉ tiếp tục đá thêm hai năm ở cấp độ câu lạc bộ trước lúc nói lời chia tay với đội Real Mulia FC và giải nghệ do chấn thương.

Điểm đặc biệt, theo Fox Sports, là các đội ở giải Malaysia hiện vẫn do một số tổ chức thể thao và chính trị quản lý, tức chưa được tư nhân hóa. Đây là cách làm rất lỗi thời, dẫn tới mất sự cạnh tranh, thiếu chuyên nghiệp và hạn chế tiềm năng các cầu thủ. Farizzuan nói: "Theo quan điểm của tôi, thách thức lớn nhất dành cho các cầu thủ trẻ là họ không có nhiều cơ hội để thể hiện, do huấn luyện viên thường ưu tiên những cầu thủ kinh nghiệm".

Nguồn cầu thủ tới từ học viện, còn giải vô địch câu lạc bộ thiếu chuyên nghiệp, đó là lý do bóng đá Malaysia có những giai đoạn phục hồi nhưng không thể bền vững và tiếp nối nhau. Sức hút không đủ lớn từ cấp độ câu lạc bộ khiến những người như Farizzuan đã chọn cách tiếp tục học ở University Putra Malaysia, thay vì cố gắng vượt qua chấn thương để theo đuổi sự nghiệp bóng đá.

Ở tuổi 24, chàng trai sinh ra ở Ipoh, Perak này vẫn dõi theo đội U-22 Malaysia ở SEA Games và rất muốn trở lại với bóng đá. Nhưng trong thời gian ngắn, tình hình ở Malaysia không thể thay đổi nhanh như vậy...

>>Malaysia thắt chặt an ninh cho SEA Games 29

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bóng đá Malaysia chờ "đại phẫu"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO