Trung Quốc đang cho khảo sát thăm dò các thác ghềnh ở đầu nguồn sông Mê Kông trên lãnh thổ Thái Lan để có thể phá các cấu trúc này mở đường cho tàu bè đi lại giữa các nước hạ lưu và Vân Nam.
Đọc E-paper
Reuters trích dẫn nguồn tin báo chí Thái Lan từ giữa tháng 4 đến nay liên tục đưa thông tin và cho biết nhiều nhà môi trường đã phản đối điều này vì cho rằng việc phá hủy thác ghềnh tại vùng Khôn Pi Long và những phần khác của sông Mê Kông nằm giữa Thái Lan và Lào sẽ hủy hoại môi trường, chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc mà thôi.
Ông Niwat Roykaew - Chủ tịch Tổ chức bảo vệ môi trường Tak Chiang Không của Thái Lan đang lên kế hoạch phản đối hành động này. Ông nói: “Đây là cái chết của sông Mê Kông mà khả năng hồi phục là không có”.
Ông khẳng định việc Trung Quốc dùng thuốc nổ phá ghềnh thác vừa nói sẽ hủy hoại các khu nuôi cá, ảnh hưởng đến các loài chim di cư và khiến dòng sông chảy mạnh hơn, từ đó xói mòn các vùng đất canh tác ven sông. Sự phản đối này là một thách thức đối với tham vọng của Trung Quốc xây dựng con đường tơ lụa hiện đại từ châu Á sang châu Âu.
>>Cơn khát nước ở hạ lưu dòng Mê Kông
Các chuyên viên về môi trường cho rằng ghềnh thác thượng lưu sông Mê Kông ở Thái Lan bị phá hủy sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với các loài cá cũng như sẽ gây lụt nặng và nhanh hơn. Ngoài lo ngại về tác động môi trường sinh thái, các chuyên gia cho rằng khi dòng sông Mê Kôngkhông còn ghềnh thác nữa, Trung Quốc sẽ dùng con đường này để gia tăng ảnh hưởng kinh tế đối với một số nước khu vực.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc muốn khống chế lưu vực sông Mê Kông giống như ý đồ khống chế Biển Đông qua việc xây đắp các đảo nhân tạo, nghĩa là đặt mọi chuyện trước sự đã rồi.
Hiện nay Ủy hội sông Mê Kông gồm 4 thành viên Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam được thành lập để giải quyết các xung đột về lợi ích giữa các quốc gia có dòng sông đi qua. Gần đây Trung Quốc được mời tham gia Ủy hội nhưng nước này từ chối.
Đây chính là trở ngại lớn khi phải giải quyết các tranh chấp lợi ích liên quan đến Trung Quốc và các nước vùng hạ lưu Mê Kông.