Để không Để không bị ám ảnh bởi ngoại hình sau đại dịch

Anh Mi| 01/08/2021 01:00

Hình ảnh cơ thể là “cái nhìn bên trong” của một người, hoặc cảm giác, nhận thức, suy nghĩ và niềm tin về cơ thể của họ. Mối đe dọa hình ảnh cơ thể là một phần của đại dịch Covid-19 đối với nhiều người. May mắn thay, có 8 cách lành mạnh để nuôi dưỡng hình ảnh cơ thể tích cực sau đại dịch.

Để không Để không bị ám ảnh bởi ngoại hình sau đại dịch

Nên giao tiếp thường xuyên với người không xem trọng hình thức và luôn đánh giá cao tâm hồn của bạn

Chú tâm vào sự hữu ích của từng bộ phận cơ thể. Thay vì nhìn vào những gì đã thay đổi hoặc những gì bạn không thích ở cơ thể mình, hãy chú tâm vào những gì cơ thể làm cho bạn. Ví dụ, bàn tay giúp bạn vẽ hay gõ máy tính, bàn chân giúp bạn di chuyển, bộ não giúp bạn suy nghĩ... Đánh giá cao cơ thể và những gì mỗi bộ phận làm cho bạn là trọng tâm để xây dựng hình ảnh cơ thể tích cực.

Tương tác với những người chấp nhận bản thân bạn. Hãy chọn lọc những người bạn muốn ở cùng sau đại dịch, bắt đầu với những người “chấp nhận bản thân bạn”, nghĩa là họ không chê bai bạn mập hay ốm, không chê bai ai khác hoặc mặc cảm với ngoại hình của họ. Hình ảnh cơ thể tích cực tăng lên khi tương tác với những người chấp nhận bản thân mình. Và bạn cũng nên học cách chấp nhận người khác. 

Thực hành lòng trắc ẩn. Cơ thể khỏe mạnh đã giúp bạn vượt qua đại dịch. Vì thế phải đối xử tốt với bản thân, cho dù ngoại hình của bạn đã thay đổi. Lòng trắc ẩn là đối xử tốt với chính mình như đối với người thân đang trải qua nhiều khó khăn. Hãy lưu tâm hoặc nhận biết về những trải nghiệm của bản thân mà không phán xét và hiểu rằng người khác cũng đang trải qua khó khăn giống như bạn.  

Lắng nghe cơ thể. Hãy vận động cơ thể để mang lại niềm vui và sự trẻ hóa, đồng thời giúp bạn kết nối và lắng nghe cơ thể mình. Một số hoạt động, chẳng hạn như yoga, đã được chứng minh là thúc đẩy hình ảnh cơ thể tích cực, miễn là những bài tập đó không chú trọng vào ngoại hình. Hãy vận động theo những cách giúp bạn chú tâm vào việc lắng nghe cơ thể hơn là dáng vẻ bên ngoài.

Chăm sóc bản thân. Hỏi cơ thể bạn cần gì mỗi ngày. Các cơ quan trong cơ thể cần được cung cấp thường xuyên nhiên liệu để giúp bạn làm việc và phục hồi.

Hòa mình vào thiên nhiên. Hòa mình vào thiên nhiên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc tạo hình ảnh cơ thể tích cực. Sự vận động gắn với thiên nhiên, chẳng hạn như chăm sóc cây, trồng hoa, làm vườn... Trải nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên giúp bạn tạo cơ hội tự chăm sóc bản thân, trẻ hóa trí óc và phục hồi cơ thể.

Kiềm chế sự so sánh ngoại hình. Người ta thường so sánh mình với cơ thể người khác. So sánh cơ thể có thể xảy ra trên mạng xã hội, trong siêu thị, trường học, nơi làm việc, bãi biển. Hãy kiềm chế việc so sánh ngoại hình với bất kỳ ai để hình ảnh cơ thể của bạn luôn tích cực.

Tránh cường điệu việc ăn kiêng. Các nghiên cứu cho thấy việc ăn kiêng không có tác dụng giảm cân và thường làm giảm sức khỏe tổng thể. Thay vào đó, hãy nạp các loại thực phẩm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Khi cảm giác đói, cảm giác thèm là lúc để xác định nên ăn uống gì và bao nhiêu. 

Có nhiều cách giúp xây dựng hình ảnh cơ thể tích cực và nguồn lực để giúp bạn tìm ra điều phù hợp nhất với mình. Đối với những người đang tranh đấu với chứng rối loạn ăn uống hoặc hình ảnh cơ thể tiêu cực, cần có sự giúp đỡ của chuyên gia y tế.

Hình ảnh cơ thể tích cực không chỉ là cảm thấy hài lòng về ngoại hình, mà còn phải chấp nhận và yêu cơ thể của bạn, bất kể dáng vẻ như thế nào. Bạn nên thực hành 8 cách trên thường xuyên để thúc đẩy và duy trì hình ảnh cơ thể tích cực, từ đó có đủ tự tin khi bạn trở lại giao tiếp với xã hội sau đại dịch.

(Lược dịch từ The ConversationCNN)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để không Để không bị ám ảnh bởi ngoại hình sau đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO