Làm gì khi không muốn được thăng chức?

KHÁNH HẰNG| 08/04/2017 04:59

Thăng chức là phần thưởng lớn dành cho những ai có nỗ lực vượt trội trong công việc song không phải ai cũng muốn chấp nhận lời đề nghị đó.

Làm gì khi không muốn được thăng chức?

Nếu bạn đang phân vân trước một lời đề nghị thăng chức và không biết phải từ chối như thế nào cho hợp lý, thì trước khi hành động, hãy chắc chắn rằng việc đó không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn đã.

Những lý do phổ biến khiến nhân viên muốn từ chối thăng chức:

- Không đúng thời điểm: Thời điểm của cơ hội có thể là một thách thức đối với bạn hoặc gia đình bạn. Có thể do bạn chưa hoàn thành văn bằng, bạn có con nhỏ hay bạn cần chăm sóc cha mẹ già… Do đó, bạn không thể chấp nhận đề nghị thăng chức vì không muốn đi xa hoặc không thể đảm nhiệm khối lượng công việc lớn hơn.

- Chưa sẵn sàng: Bạn chưa sẵn sàng làm việc ở một vị trí cao hơn và muốn tăng cường kỹ năng trong một số lĩnh vực trước khi tiến tới những chức vụ mới với thách thức và trách nhiệm mới.

- Không muốn từ bỏ công việc yêu thích: Sự thăng tiến có thể đưa bạn lên vị trí quản lý, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không còn được làm công việc mà mình yêu thích nữa.

- Không thoải mái với đội ngũ mới: Thăng chức có thể có nghĩa là bạn phải làm việc với một nhóm mới, những người mà bạn chưa biết rõ và chưa biết làm việc cùng họ như thế nào cho tốt.

- Khối lượng công việc tăng nhưng lương không tăng: Thăng chức đôi khi không có nghĩa là sẽ tăng lương. Có thể bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn, nhận nhiều trách nhiệm hơn nhưng tiền lương không được trả xứng đáng.

>Nghệ thuật ra quyết định

Nên làm gì khi nhận được lời đề nghị thăng chức mà bạn không muốn?
Điều quan trọng nhất bạn nên làm đó là luôn luôn thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao lời đề nghị thăng chức. Khi nhận được đề nghị, bạn nên phản hồi ngay lập tức bằng cách bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà tuyển dụng vì đã cho mình cơ hội.

Cho dù đang phân vân, bạn cũng đừng vội từ chối ngay mà không có sự hiểu biết toàn diện về công việc mới và cả những rủi ro có thể gặp khi từ chối.

Việc nhanh chóng từ chối có thể khiến nhà tuyển dụng hiểu sai về cam kết của bạn với tổ chức cũng như đạo đức nghề nghiệp của bạn. Do đó, hãy dành một chút thời gian để phân tích và suy nghĩ. Bạn cũng có thể thảo luận với nhà quản lý về những tác động của việc thăng tiến đối với con đường sự nghiệp của bạn.

Trước khi đưa ra quyết định
Bạn nên dành thời gian để đánh giá cơ hội thành công trong sự nghiệp cũng như mức độ hài lòng trước khi đưa ra quyết định từ chối hoặc chấp nhận. Hãy tự hỏi bản thân những câu sau:

  1. Bạn có đủ kỹ năng để thành công trong vai trò mới không?
  2. Bạn có muốn làm công việc đó không?
  3. Nhóm xung quanh bạn có hỗ trợ bạn hết mình không?
  4. Những trách nhiệm mới, căng thẳng mới và giờ làm việc có phù hợp với cách sống và mối quan tâm của bạn dành cho gia đình không?

Cách để từ chối lời đề nghị thăng chức
Nếu bạn đã chắc chắn từ chối lời đề nghị thăng chức là lựa chọn tốt nhất cho mình, hãy đưa ra lý do thuyết phục nhà quản lý về việc tại sao bạn muốn giữ vị trí hiện tại.

  • Lý do bạn muốn trì hoãn việc thăng chức.
  • Chỉ ra các kỹ năng mà bạn yêu thích ở công việc hiện tại.
  • Nhấn mạnh mục tiêu bạn sẽ cố gắng đạt được.
  • Cam kết mạnh mẽ với tổ chức rằng bạn sẽ làm việc chăm chỉ và hết mình trong vai trò hiện nay.
  • Chia sẻ kế hoạch phát triển nghề nghiệp và cách bạn tiếp tục nâng cao hiệu suất công việc.
  • Gây ấn tượng rằng bạn rất đam mê công việc hiện tại và hài lòng với vai trò của mình.

Ví dụ, bạn là một nhân viên bán hàng, hãy nói về niềm đam mê của bạn, về doanh số bán hàng và mục tiêu trở thành người bán hàng hàng đầu. hãy truyền đạt niềm tin của bạn rằng điểm mạnh của bạn phù hợp với công việc bán hàng hơn là một nhà quản lý.

Ví dụ khác, nếu bạn là một nhà phát triển phần mềm, bạn có thể nhấn mạnh sự quan tâm của mình đến việc giải quyết vấn đề và xử lý sự cố trong việc mã hóa, thay vì làm một nhà quản lý nhân viên.

>Khi nào nên từ chối một cơ hội nghề nghiệp

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm gì khi không muốn được thăng chức?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO