Tìm kiếm Cơ Hội Kinh Doanh (P.1)

ANDREW A. CAFFEY (ĐOÀN NGỌC THANH TÂM dịch)| 08/09/2009 04:09

Cơ hội kinh doanh, nói ngắn gọn là có hai bên: người bán và người mua.

Tìm kiếm Cơ Hội Kinh Doanh  (P.1)

Cơ hội kinh doanh, nói ngắn gọn là có hai bên: người bán và người mua. Người bán, là công ty có sản phẩm hay dịch vụ đang lưu hành trên thị trường. Người mua, nhận thấy giá trị của mặt hàng hay dịch vụ đó, và muốn kí kết hợp đồng làm nhà phân phối cho phía người bán.

Cơ hội kinh doanh, nói ngắn gọn là có hai bên: người bán và người mua.

Đánh giá cơ hội

Sau đây là vài bí quyết giúp bạn tự bảo vệ mình khi bắt đầu “mua” sản phẩm hay dịch vụ - cơ hội kinh doanh.

- Có đại diện pháp luật. Khi bạn đi thương thảo hợp đồng, cần có luật sư riêng đi theo để cân nhắc từng điều khoản và giải thích cho bạn những thuật ngữ chuyên môn. Bạn cần hiểu mọi khía cạnh của hợp đồng thật tường tận.

- Có đại diện tài chính. Chuyên gia tài chính sẽ giúp bạn xem xét và nắm rõ tình hình tài chính công ty người bán để có thể quyết định mức độ khả thi của giao dịch.

- Lập bảng hỏi thăm dò tình hình những người đã và đang kí hợp đồng mua và phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn sắp kí hợp đồng làm ăn đây. Các người mua khác có thấy hài lòng? Công ty người bán có thực hiện mọi điều đã hứa? Công ty có giúp đỡ các người mua, có gửi tài liệu hướng dẫn quảng cáo, tiếp thị? Điểm mạnh của sản phẩm? Người mua có tìm mua thêm những sản phẩm khác, hay có gợi ý cụ thể bạn nên mua mặt hàng nào không?

- Liên lạc công ty đối thủ. Muốn biết yếu điểm của công ty bạn sắp giao dịch? Hãy tìm hỏi công ty đối thủ.

- Đánh giá tình hình tín dụng của công ty. Kế toán hay chuyên gia thẩm tra sẽ giúp bạn trong vấn đề này.

- Chắc chắc bạn hiểu rõ tất cả những gì mình kí. Nghiên cứu hợp đồng thật kỹ.

- Kiểm tra mức độ đáng tin của công ty bán. Không phải chỉ là vấn đề tài chính, mà niềm tin còn dựa vào cảm quan của cá nhân bạn và lời khuyên từ mọi người. Mức độ tin tưởng không nhất thiết phải đi cùng quy mô lớn hay nhỏ của công ty. Có nhiều trường hợp, những công ty quy mô nhỏ lại hay, vì bạn có thể trực tiếp làm việc với dàn lãnh đạo và học hỏi được nhiều điều.

- Kiểm tra tiến độ làm việc của công ty chính gố

- Kiểm tra khả năng quản lý của công ty chính gốc. Họ có khả năng hướng dẫn bạn không?

- Nắm rõ chi phí và nghĩa vụ của bạn và của công ty bên bán.

Bạn phải gánh chịu những chi phí nào và những nghĩa vụ làm việc nào?

- Công ty sẽ huấn luyện bạn? Phí huấn luyện do ai chi trả? (Nhiều trường hợp, bạn cần trả phí huấn luyện). Đợt huấn luyện diễn ra trong thời gian bao lâu? Bạn có khả năng chi trả cho đến khi đợt huấn luyện kết thúc? Khả năng của người huấn luyện?

- Xem xét chương trình quảng cáo của công ty. Công ty lớn cũng chưa bảo đảm quảng cáo có hiệu quả với mọi trường hợp. Có thể áp dụng với thị trường khu vực của bạn?

- Tính toán nội thất trong tiệm. Dò giá, tìm hiểu những cơ sở vật chất bạn cần khi lập cửa hàng bán lẻ. Nếu khéo thu xếp, bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn so với việc phó thác cho phía công ty lo liệu.

(Xem tiếp P.2)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tìm kiếm Cơ Hội Kinh Doanh (P.1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO