Thay đổi hay là "chết"?

24/11/2012 04:50

Công suất phòng khách sạn 4 - 5 sao tại TP.HCM đã giảm 6,4% so với năm 2011. Thị trường năm 2013 được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn và kéo dài vài năm sau.

Thay đổi hay là

Công suất phòng khách sạn 4-5 sao tại TP.HCM đã giảm 6,4% so với năm 2011. Thị trường năm 2013 được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn và kéo dài vài năm sau.

Đọc E-paper

Trước tình hình này, chủ đầu tư khách sạn phải làm gì để duy trì hoạt động? Ngay từ bây giờ, phải chuẩn bị ngân sách và cải tạo lại khách sạn vì cơ cấu khách du lịch hiện đã có nhiều thay đổi.

Cụ thể, 4 năm về trước, khách Trung Quốc chỉ chiếm 0,5% trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhưng nay là 50%. Do vậy, chúng ta phải thay đổi thực đơn và nhân viên phải nói được tiếng Hoa.

Cách vận hành khách sạn hay khu nghỉ dưỡng phải nhất quán, điều này thể hiện rõ vai trò của các nhà quản lý. Nhà quản lý phải xem xét hiệu suất hoạt động của nhân viên, dự đoán xu hướng thị trường sắp tới sẽ như thế nào... để điều chỉnh.

Ví dụ, một nhân viên dọn phòng ở các khách sạn trong khu vực châu Á phải dọn dẹp trung bình 13,5 phòng/ngày, trong khi ở Việt Nam là 8 phòng. Một khi nắm được những chi tiết này, nhà quản lý sẽ biết cách thêm hoặc giảm lượng nhân viên cho phù hợp với quy mô và tình trạng hoạt động của khách sạn.

Chúng ta phải thừa nhận là khoảng 60% doanh thu của ngành khách sạn đến từ tiền phòng (tại Việt Nam, tỷ lệ này là 62%) và 82% lợi nhuận đến từ tiền phòng, các dịch vụ F&B chỉ chiếm 30%.

Vì thế, phòng là một yếu tố quan trọng. Vấn đề là phải làm sao để duy trì và nâng giá trị của hạng mục này. Chủ khách sạn phải nhắm đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Nếu có một khách sạn và chỉ nhắm đến khách châu Âu thì ngay thời điểm này sẽ rất khó vì thị trường châu Âu bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế và mọi chi tiêu đều bị hạn chế nên bạn cần phải chuyển hướng kinh doanh.

Ngoài vấn đề nguồn khách, phải quan tâm đến các kênh đặt phòng của khách hàng. Hiện nay, 30% booking (giao dịch đặt phòng) là trực tuyến, bán phòng theo phương thức này sẽ tiết giảm nhiều chi phí so với các kênh khác (đại lý hay các công ty du lịch...).

Tuy nhiên, trong phần booking trực tuyến, chủ khách sạn phải xem có bao nhiêu % khách đặt phòng qua website của khách sạn, bao nhiêu % đặt qua các trang đặt phòng trực tuyến khác vì điều này sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu thực của khách sạn (chẳng hạn, Agoda sẽ trích 20% hoa hồng/mỗi booking).

Hơn nữa, chủ đầu tư phải thường xuyên xem xét hàng tồn kho (thực phẩm, vật tư...). Trong trường hợp hàng tồn kho quá nhiều mà không mang lại lợi nhuận thì rõ ràng, chủ đầu tư sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất.

Một điểm không kém phần quan trọng khác là chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra các nhà quản lý để xem họ quản lý có chuẩn không (các khách sạn ở Bangkok làm khá tốt điều này). Đồng thời, chủ đầu tư phải chuẩn bị kế hoạch đầu tư dài hạn từ 5 - 10 năm để nhà quản lý chủ động trong điều hành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thay đổi hay là "chết"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO