Khơi dậy tinh thần "biết chạy"

ThS. ĐỖ THANH NĂM - Giám đốc Công ty Tư vấn và Hỗ trợ chiến lược Win-Win| 10/10/2012 04:34

Trong giới doanh nhân, gần như ai cũng biết câu chuyện: “Mỗi buổi sáng, sơn dương thức dậy, nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị ăn thịt. Và mỗi buổi sáng, sư tử thức dậy, nó cũng biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sơn dương chạy chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói”.

Khơi dậy tinh thần

Trong giới doanh nhân, gần như ai cũng biết câu chuyện: “Mỗi buổi sáng, sơn dương thức dậy, nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị ăn thịt. Và mỗi buổi sáng, sư tử thức dậy, nó cũng biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sơn dương chạy chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói”.

Đọc E-paper

Đặt câu ngạn ngữ này trong môi trường kinh doanh, chúng ta đồng cảm với nhau một điều: mỗi khi Mặt trời mọc, doanh nghiệp muốn tồn tại, phải chạy nhanh hơn đối thủ.

Đất nước được giải phóng, sau bao nhiêu năm đổi mới, đến nay không ít doanh nghiệp Việt đã thoát ra khỏi cái vỏ của chính mình nhờ biết “chạy” nhanh hơn chính bản thân mình.

Cái mà lãnh đạo doanh nghiệp này quan tâm không phải tồn tại mỗi ngày như sơn dương và sư tử, mà là làm thế nào để đến một ngày nào đó, thương hiệu của doanh nghiệp sánh vai cùng thương hiệu hàng đầu thế giới như Sony, Microsoft, Coca-Cola...

Chiến tranh qua đi, bước vào thương trường, nhiều doanh nhân Việt vận dụng rất hiệu quả lời khuyên “học tập suốt đời” vào quản lý doanh nghiệp bằng việc khuyến khích mọi người cùng đến trường, đến lớp, đọc sách, đọc báo, tham gia hội thảo...

Xã hội phát triển, tri thức luôn giữ vai trò chủ đạo, không ít doanh nghiệp Việt đã nhanh tay chuyển năng lực học tập trở thành năng lực cơ bản, nền tảng của doanh nghiệp, xem đó là nguồn gốc để giành ưu thế cạnh tranh.

Nhiều doanh nghiệp đã xác định: “Ưu thế cạnh tranh lâu dài duy nhất của mình chính là có được năng lực học tập nhanh hơn đối thủ cạnh tranh”. Nhờ khả năng này, bị tác động của suy thoái kinh tế trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp tưởng chừng không thể đứng nổi, nhưng họ đã vượt qua khó khăn.

Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp đã xem suy thoái kinh tế như là cơ hội để xây dựng lại chiến lược, chuyển đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản lý phù hợp với xu thế mới. Việc này đã giúp doanh nghiệp cấu trúc lại danh mục đầu tư, tinh gọn đội ngũ nhân sự, tối thiểu hóa chi phí, đặc biệt là chi phí xấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng đối đầu với những thách thức mới.

Có thể nói, khó khăn của nền kinh tế trong thời gian vừa qua là phép thử mạnh nhất cho tinh thần học hỏi, khát vọng vươn lên, cũng như việc rèn luyện trí tuệ, bản lĩnh cho doanh nghiệp Việt.

Trong bất kỳ tình huống nào, tinh thần học hỏi, khát vọng vươn lên, ý chí sẵn sàng hy sinh luôn là sức mạnh lớn nhất. Học hỏi các bậc vĩ nhân trong lịch sử, nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp đã biết cách khơi dậy những giá trị này.

Đây là “đòn bẩy tâm lý” tuyệt diệu, để từ đó, sức mạnh của doanh nghiệp đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cũng từ những giá trị tinh thần và ý chí này mà sự sáng tạo của toàn doanh nghiệp được kích thích, những chiến lược, chiến thuật được đưa ra một cách hoàn hảo trong quá trình chinh phục tâm trí của khách hàng.

Bên cạnh đó, sự thành công của nhiều doanh nghiệp Việt trong thời gian qua là nhờ vào năng lực xuất sắc của lãnh đạo trong việc thắp lên ngọn lửa cháy bỏng từ chính trái tim của từng cán bộ, nhân viên, biết cách khơi dậy tinh thần học hỏi, khát vọng vươn lên để cho toàn doanh nghiệp đồng lòng và chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khơi dậy tinh thần "biết chạy"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO