Bài học thành bại từ nhà biên kịch phim Mad men

VÂN THẢO| 02/05/2015 06:23

Matthew Weiner - nhà biên kịch của bộ phim truyền hình ăn khách Mad men chia sẻ về bài học thành công lẫn những thất bại mà ông rút ra trong suốt 7 năm gắn bó với bộ phim này.

Bài học thành bại từ nhà biên kịch phim Mad men

Matthew Weiner, nhà biên kịch của bộ phim truyền hình ăn khách Những gã điên (Mad men) trên kênh AMC mới đây đã chia sẻ với Fastcocreate  về bài học thành công lẫn những thất bại mà ông rút ra trong suốt 7 năm gắn bó với bộ phim này. Đó là những bài học mà nhiều người, kể cả các doanh nhân, cũng cần.

Không nên nhìn mặt bắt hình dong

Weiner chia sẻ, có lần John Slattery – người thủ vai Roger Sterling trong phim đã nói nhỏ với ông rằng, thỉnh thoảng có những diễn viên tới phim trường sớm với vẻ mặt kiêu ngạo, khó chịu hay thậm chí là chỉ ngồi im một góc đọc sách không muốn ai làm phiền.

Ông tâm sự, “Lúc đó tôi đã nghĩ rằng do công ty quản lý bắt họ phải làm thế để gây ấn tượng trong khi họ thực sự không muốn, cũng có thể họ không thích dự những buổi casting, hoặc là chỉ đến xem thử cho biết”.

Cho đến khi John tiết lộ, thật ra đó là cách nhiều diễn viên dùng để che giấu cảm giác lo lắng bên trong. Sự thực là họ đang rất lo lắng nhưng lại bị người khác hiểu lầm rằng mình không quan tâm đến vai diễn.

Không phải là Weiner chưa bao giờ nhìn thấy ai đó lo lắng, nhưng theo ông, sự lo lắng tự bản thân nó cũng có nhiều cách bộc lộ khác nhau. “Tôi để mọi người làm thứ mình thích và không quấy rầy họ. Tôi luôn cố gắng xoa dịu không khí căng thẳng và cho diễn viên thêm cơ hội để làm lại, hướng dẫn họ ngay cả khi đó chỉ là câu nói “Diễn lại! ”. Bạn không bao giờ có thể biết được mình có thể làm tốt tới đâu nếu mang tâm trạng lo lắng khi làm việc”, ông nói.

Weiner cho biết, ấn tượng lâu nay của ông về những người lo lắng là họ thường nói rất nhanh, cười nhiều, chân tay lóng ngóng và dễ bị tông vào cửa. “Nếu nhìn ai đó bước vào phòng với vẻ mặt phớt lờ, nói những câu đáng ghét mà không quan tâm đến ánh mắt khó chịu xung quanh, hoặc giả như người đó trông dửng dưng, chẳng hé răng nửa lời thì thực sự tôi đã không biết rằng đó là do họ đang lo lắng”.

bai hoc thanh bai cua nha bien kich phim Mad men doanhnhansaigon
John Slattery, người thủ vai Roger sterling, đã cho Weiner biết thêm về một biểu hiện của người đang lo lắng

Và sau khi hiểu được điều đó, Weiner luôn cố gắng tạo ra môi trường thân thiện hơn. Nhờ vậy mà cuối cùng loạt phim đã kết thúc thành công ngay với cả những diễn viên chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất.

“Đây là bài học về tình người. Và tôi đã học được rất nhiều, thực sự rất nhiều từ đó”, ông nói.

Đừng quá chú tâm đến sự thành bại

2014 là năm đánh dấu thành công của bộ phim đầu tay Ngố làm triệu phú (Are you here) do Weiner sản xuất và nhận được nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, khi đó theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì tác phẩm này vẫn chưa vượt qua cái bóng của Mad men.

Phản ứng trước những e ngại cho rằng mình đang ngủ quên trên chiến thắng, Weiner cho biết điều đó hoàn toàn sai lầm. “Tôi luôn biết mình là ai và có thể làm gì trong khả năng cho phép. Nếu không, tôi đã không làm việc miễn phí và cầm kịch bản của Mad men chạy vòng vòng khắp thành phố chỉ để nhận những cái lắc đầu từ chối của mọi người trong khi cố gắng thuyết phục họ rằng đây sẽ là một bộ phim ăn khách. Họ đã nhìn vào tôi và nghĩ tôi là người ảo tưởng, hệt như kiểu "Cậu nghĩ mình là ai chứ? Chỉ là một tên viết kịch bản quèn mà nghĩ có ngày mình sẽ sản xuất ra một chương trình nổi tiếng à? Mơ đi!".

Thời điểm đó đúng là Weiner đang viết kịch bản cho chương trình Ted Danson vô danh, và sau này loạt phim Mad men của ôngđã phủ sóng rộng khắp trên kênh AMC danh tiếng.

Weiner bày tỏ quan điểm: “Tôi nghĩ những đánh giá của mọi người về thành công của bộ phim hay là về tôi dẫu sao cũng chỉ dựa vào quan điểm cá nhân, chúng chỉ mang lại những cảm xúc nhất thời chứ không có tác động gì đến thực tại. Việc đã xảy ra vốn chẳng bao giờ thay đổi được. Những câu nói tốt đẹp sẽ không bao giờ thay đổi được bạn là ai”.

Bỏ qua những góp ý tiêu cực

Nhân nói về những lời bình luận ác ý, Weiner chia sẻ: "Đã có khoảng 80 người nói với tôi rằng phim tôi sản xuất dở thế nào, thậm chí cho dù họ có thích đi nữa thì cũng luôn miệng chê nó sẽ chẳng bao giờ thành công đâu".

Weiner đã không nghe thêm bất cứ ý kiến tiêu cực nào cũng như ông chẳng hề thất vọng khi mọi người không đón nhận Mad men như một bộ phim mà ông đã bỏ rất nhiều công sức gầy dựng nên.

"Tôi làm công việc này không phải chỉ để nghe những lời nhận xét tiêu cực như thế. Bạn làm việc vất vả cho cả những thứ mà khán giả sẽ thích lẫn không thích nên nếu cảm thấy thất vọng hay từ bỏ thì đó không phải là cách hay. Điều bạn cần làm lúc này là phải tiếp tục làm việc dù cho nó sẽ rất tồi tệ, và chẳng ai muốn trải nghiệm cảm giác ấy hết", Weiner nói.

Weiner cho biết: "Tôi đã phải đưa ra tài liệu chứng minh rằng ý tưởng của Mad men đã có từ năm 1992, khi ấy nó chỉ mới là một kịch bản phim với nhân vật có tên là Don Draper. Sau đó, tôi đã nghỉ công việc ở đài truyền hình và quên hẳn bộ phim cho đến khi kiếm được một công việc khác và hoàn thành kịch bản vào buổi đêm".

Tiếp theo là quãng thời gian ông đi tìm nhà sản xuất và liên tục nhận những lời từ chối. “Có một số người muốn lờ tôi đi, và đó là hành động đau lòng nhất. Chẳng thà họ thẳng thừng nói “Tôi không thích kịch bản này” thì bản thân tác giả cũng sẽ cảm thấy an ủi hơn”, ông cười chân thành.

"Tôi thật sự tin rằng công việc của mình, bên cạnh việc viết lách, đạo diễn, hay bất cứ thứ gì tôi làm khác, cũng là để cho mọi người hiểu rằng họ đừng bao giờ bỏ cuộc”.

>“Thành công là khi biết mình ở đâu”
>5 lợi ích của thất bại
>Chiến thắng sự do dự để thành công
>Khởi nghiệp là học từ thất bại của chính mình

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bài học thành bại từ nhà biên kịch phim Mad men
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO