Những nhân tố đe dọa vị thế của truyền hình Mỹ

VI ANH| 08/10/2016 06:35

Trong những chương trình truyền hình đạt vị thế toàn cầu hiện nay, Mỹ vẫn đứng bên cán cân nặng hơn, nhưng chênh lệch trọng lượng ngày càng nhỏ dần...

Những nhân tố đe dọa vị thế của truyền hình Mỹ

Trong những chương trình truyền hình đạt vị thế toàn cầu hiện nay, Mỹ vẫn đứng bên cán cân nặng hơn, nhưng chênh lệch trọng lượng ngày càng nhỏ dần...

Đọc E-paper

Truyền hình Mỹ đi trước các nước khác rất nhiều từ công nghệ làm phim đến lăng-xê, tạo thương hiệu và một hệ thống các kênh truyền hình, nhà đài, nhà sản xuất chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, một số chương trình và bộ phim dưới đây đã tạo được "sức nặng" khiến cán cân toàn cầu không còn nghiêng quá nhiều về phía truyền hình Mỹ nữa.

Eurovision song contest

Là một trong những chương trình truyền hình lâu đời nhất, Cuộc thi ca khúc truyền hình châu Âu (tên gốc: Eurovision song contest) được tổ chức lần đầu vào năm 1956 và cũng là một trong những sự kiện phi thể thao được xem nhiều nhất thế giới. Lượng khán giả theo dõi trực tiếp chương trình trong những năm gần đây đạt từ 100 - 600 triệu người.

Gần như hầu hết các nước thuộc châu Âu đều từng một lần tham dự Eurovision. Một số quốc gia không thuộc châu Âu như Israel, Maroc, Úc... cũng góp mặt.

Cuộc thi này còn được phát sóng tại hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ trải khắp 4 châu lục còn lại, bao gồm cả Việt Nam. Kỷ lục là năm 2011 có tới 43 nước tham gia cuộc thi, 25 trong số đó vào đến vòng chung kết, 2.600 phóng viên từ khắp thế giới đã có mặt để tường thuật sự kiện và Eurovision năm ấy cũng được phát sóng trực tiếp ở hơn 40 quốc gia.

Từ năm 2000, Eurovision bước vào thế giới số, giúp lượng khán giả đón xem vốn đã nhiều lại càng nhiều thêm.

Chương trình Eurovision song contest

The X factor và Got talent

Simon Cowell - doanh nhân, ông bầu kiêm giám khảo người Anh đã sáng lập 2 chương trình đình đám là The X factor và Got talent. Hai chương trình truyền hình thực tế này đều đã được mua bản quyền và Việt hóa format (định dạng), sản xuất và phát sóng ở Việt Nam với tên gọi Nhân tố bí ẩn và Tìm kiếm tài năng Việt...

The X factor (ra đời năm 2004) là cuộc thi phát hiện ca sĩ mới, tập trung vào âm nhạc cùng khả năng làm chủ sân khấu, người thắng cuộc được nhận hợp đồng hoạch định sự nghiệp, ra album trị giá 1 triệu bảng Anh.

Got talent tìm kiếm tài năng ở nhiều lĩnh vực, khuyến khích mọi lứa tuổi phát huy sở trường, theo đuổi ước mơ, quán quân nhận được giải thưởng trị giá hàng trăm ngàn bảng Anh cùng cơ hội biểu diễn ở Royal Variety Performance (chương trình giải trí tổng hợp được nhiều nhân vật của Hoàng gia Anh đến thưởng thức).

Hai chương trình này được đón nhận nồng nhiệt không chỉ ở Anh mà trên toàn thế giới. The X factor từng thu hút 19,4 triệu người xem và đạt được vô số kỷ lục về giải thưởng, tầm ảnh hưởng và lợi nhuận khác. Got talent luôn có lượng người xem trên 10 triệu ở Anh, được bán bản quyền sản xuất đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả những nước vốn rất khắt khe như Ả Rập, Afghanistan..., nâng tổng lượng khán giả toàn cầu lên tới 300 triệu.

Chương trình The X factor

Prisoners of war - Kỳ tích của truyền hình Israel

Bộ phim truyền hình Homeland của Mỹ từng "làm mưa làm gió" trên thế giới, nhưng vinh quang không hoàn toàn thuộc về người Mỹ. Bởi Homeland dựa trên bộ phim truyền hình Prisoners of war (Tù binh chiến tranh) nổi tiếng của Israel, kể về những tù binh thời hậu chiến nỗ lực hòa nhập với cuộc sống gia đình, chống chọi với bệnh tật, được lồng ghép trong bao mưu đồ chính trị.

Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Keshet, phát sóng mùa đầu tiên vào tháng 3/2010, mùa thứ hai vào tháng 10/2012 và đạt con số 3 triệu người xem tập cuối của mùa thứ hai.

Prisoners of war từng được giải Phim truyền hình hay nhất tại Israel Academy of Film and Television và giải thưởng Grand Prize tại Seoul International Drama Awards 2013 sau khi vượt qua 225 bộ phim đến từ 48 quốc gia. Kịch bản phim này đã được 20th Century Fox Television mua lại bản quyền trước cả khi phát sóng ở Israel.

Tiếp theo thành công của Prisoners of war ở Israel và của Homeland trên toàn thế giới, đạo diễn Keshet đã bán bản quyền phát sóng cho Úc, Brazil, Canada, Mỹ và một số nước châu Âu; đồng thời bán bản quyền sản xuất cho Nga, Colombia, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc...

Ngoài ra có một phiên bản Prisoners of war lồng tiếng Do Thái được sản xuất cho thị trường Đức. Nhiều nhà phê bình đã xếp Prisoners of war trong danh sách 10 phim truyền hình hay nhất hành tinh năm 2012 và 2013. Đây quả là kỳ tích khi Israel là một đất nước mà ngành truyền hình chưa có vị trí rõ ràng trên thế giới.

Chương trình Got talent

Gomorran - Niềm tự hào của truyền hình Ý

Loạt phim này do Ý sản xuất năm 2014, cũng đình đám như cuốn tiểu thuyết cùng tên với hàng chục triệu bản in trên toàn thế giới khi liên tục giữ hơn 1,2 triệu khán giả nội địa ngồi xem mỗi tập, và bán được bản quyền phát sóng ở 130 nước ngay từ phần đầu tiên, trong đó có Mỹ. Hiện nay, mùa thứ ba của phim này đã sẵn sàng để tiếp tục sản xuất.

Điều gì giúp cho Gomorran hấp dẫn đến thế? Tận dụng thế mạnh của đề tài chống các tổ chức buôn bán ma túy xuyên quốc gia, tuy nhiên, Gomorran đã đẩy kịch tính lên cao bằng cách tập trung vào mâu thuẫn giữa các băng nhóm, trong cuộc đấu giành quyền lực giữa các ông trùm, và mạnh dạn lược bớt chuyện tình yêu đôi lứa.

Thay vào đó, nhà sản xuất cố tình tạo nên bầu không khí lạnh lẽo, căng thẳng, kéo nhanh mạch phim và gây ấn tượng nhờ khắc họa hình ảnh tội phạm nghiêng về những người bình thường, những ông chủ doanh nghiệp hay nhân viên công sở cố gắng sống một cuộc đời lặng lẽ.

Dù mới được 2 năm tuổi, Gomorran hiện trở thành đối thủ đáng gờm của các phim cùng thể loại, giữ điểm số cao chót vót trong nhiều bảng xếp hạng uy tín nhất, được các hãng phim lớn toàn cầu thương thảo bản quyền sản xuất.

Cảnh trong phim Gomorran

>Khán giả truyền hình Anh Quốc đã "mắc bẫy" thế nào?

>Ca sĩ “mất giá” thời truyền hình thực tế?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những nhân tố đe dọa vị thế của truyền hình Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO