Không thể mạnh nếu đi một mình

Nguyễn Lâm Viên Tổng Giám đốc Công ty Vinamit| 30/07/2009 08:01

Khi nông sản có lãi cao thì phần giá trị gia tăng lớn nhất không về tay nông dân. Khi nông sản mất giá thì họ lại là người đầu tiên chịu thiệt thòi.

Không thể mạnh nếu đi một mình

Khi nông sản có lãi cao thì phần giá trị gia tăng lớn nhất không về tay nông dân. Khi nông sản mất giá thì họ lại là người đầu tiên chịu thiệt thòi. Tương tự, các vùng sản xuất lâm - ngư nghiệp, lợi nhuân cũng chủ yếu rơi vào DN.

Ai đang thu lợi nhiều nhất từ ruộng đồng, từ nông nghiệp? Nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm ra gần 90% lượng gạo xuất khẩu, người dân Tây Nguyên sản xuất ra phần lớn cà phê xuất khẩu, nhưng đời sống của nông dân hai vùng này thấp hơn so với bình quân cả nước. Khi nông sản có lãi cao thì phần giá trị gia tăng lớn nhất không về tay họ.

 Khi nông sản mất giá thì họ lại là người đầu tiên chịu thiệt thòi. Tương tự, các vùng sản xuất lâm - ngư nghiệp, lợi nhuận cũng chủ yếu rơi vào DN.

Hiện nay DN chặn cả hai đầu mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp, mà những DN lớn đều là DN có vốn nước ngoài. Họ tạo ra sức ép nông dân phải làm ra sản phẩm càng rẻ càng tốt trong khi giá đầu vào của nông sản ngày một tăng. Cho nên nếu giá nông sản xuất khẩu có tăng thì nông dân cũng không được hưởng lợi nhiều khi giá phân bón, vật tư cũng tăng; chỉ có tỷ lệ lợi nhuận của DN xuất khẩu giữ nguyên hoặc nâng lên.

Để có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nhân, thì điều cần thiết là phải công nghiệp hóa nông nghiệp.

Hiện nay có một thực trạng là ai cũng chỉ muốn “ăn xổi” từ nông nghiệp. Nông dân thích bán mão, thương lái ưa bán đổ đồng, DN muốn xuất hàng thô, không có sự đồng hành hay hợp tác chặt chẽ. Hậu quả là nông nghiệp không tăng trưởng mấy, trong khi môi trường ngày càng kiệt quệ.

Phần lớn các hộ nông dân nếu chỉ trồng lúa và màu thì phải rất khó khăn mới tích luỹ được khoảng 10 triệu đồng/năm, trong khi các công ty phân bón, thuốc trừ sâu và dịch vụ nông nghiệp thu lợi nhuận lớn. Nhìn vào tình trạng ấy thì doanh nhân và nông dân ai cần ai hơn? Không khó để trả lời.

Mỗi lần về lại vùng quê Hưng Yên, Hải Dương, nơi chúng tôi đang triển khai các dự án phát triển nông nghiệp, thật không khỏi chạnh lòng khi thấy nhiều hộ nông dân trồng lúa mà vẫn phải đi đong gạo vì đất đai màu mỡ bị lấy làm khu công nghiệp. Bài toán được mùa thì mất giá, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn khó tiêu thụ có ai giải? T

ỷ lệ tăng trưởng giữa doanh nhân và nông dân có tương đồng? Người cung cấp dịch vụ đầu vào ngày càng phát triển, người nông dân càng ngày càng khó khăn, đất đai, môi trường nông nghiệp ngày càng suy giảm về lượng và chất. Cái nghèo đeo đẳng người nông dân phải chăng từ đó mà ra.

Những năm gần đây, những hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhà nông là rất rõ ràng. Nhưng có cần tăng cường quản lý các dịch vụ nông nghiệp đầu vào hay không? Còn vai trò của nhà khoa học và nhà DN ở đâu? Họ phải chỉ dẫn và có trách nhiệm với những chỉ dẫn này cho nông dân. Nếu không đầu tư cho nông trí, người nông dân sẽ mãi chịu phụ thuộc.

Nông trí cao sẽ giúp nhà nông hiểu nên sử dụng cái gì tốt nhất, ai là người đồng hành đích thực. Trong môi trường toàn cầu, không ai có thể đi một mình và tranh giành ai hơn ai mà có thể lớn mạnh được. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không thể mạnh nếu đi một mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO