Việt Nam cần cách thức phát triển mới

HẢI VÂN thực hiện| 08/05/2013 06:50

Thời gian một năm chưa phải là dài với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhưng đủ để chiêm nghiệm lại. TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: "Ít nhiều là phải thấy được những nguyên nhân đằng sau sự chậm trễ này".

Việt Nam cần cách thức phát triển mới

Thời gian một năm chưa phải là dài với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhưng đủ để chiêm nghiệm lại. TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: "Ít nhiều là phải thấy được những nguyên nhân đằng sau sự chậm trễ này".

Đọc E-paper

*Sau một năm triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, ông có nhận định gì?

- Khái quát nhất, một số nguyên tắc, một số chương trình đã được Thủ tướng ký, cũng bước đầu có cái nhìn tổng thể, tổng thể nhất là phải thay đổi cách thức phát triển đất nước. Tuy nhiên, cái được thực hiện trên thực tế lại chưa đáng kể, cũng có người nói là gần như chưa có gì.

Thời gian một năm chưa phải là dài với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, nhưng đủ để chiêm nghiệm lại. Nếu không lý giải tại sao nó chậm, lý giải để tìm ra những biện pháp vượt qua những cái đó, thì nó sẽ càng chậm hơn. Tôi nghĩ, ít nhiều là phải thấy được những nguyên nhân đằng sau sự chậm trễ này.

*Như vậy, chuyện lấy lại niềm tin là chưa thể?

- Ở đây có hai vế về niềm tin, tất nhiên, hai cái này nó có quan hệ với nhau.

Thứ nhất, tin vào những gì đang diễn ra. Hai năm qua, Chính phủ đã rất kiên trì với ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng trước những khó khăn hiện nay, liệu Chính phủ có tiếp tục kiên trì, nhất quán hay cũng bắt đầu giao động.

Những vấn đề như tái cấu trúc nền kinh tế đã được đặt lên bàn, chương trình đã có, nhưng có làm thật không, cho đến nay thì chưa thấy. Cho nên, ổn định kinh tế vĩ mô và kiên trì với nó, kết hợp với việc thực sự bắt tay vào tái cấu trúc là rất quan trọng.

Chưa nói đến vấn đề kỹ thuật cụ thể còn đang tranh cãi, việc chương trình được đưa ra 3 - 4 tháng mà vẫn chưa làm, đã tác động đến niềm tin thị trường, gắn với đó là chuyện giữa muốn, giữa cam kết với thực tế liên quan đến ổn định, phục hồi và tái cấu trúc nền kinh tế.

Thứ hai, tin vào khả năng phát triển của Việt Nam trong dài hạn. Đến nay, người ta vẫn tin Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng nhìn vào cải cách hiện nay đã có phần nghi ngại. Trong dài hạn, có thể người ta vẫn tin là có tiềm năng, nhưng có làm lộ ra và tận dụng được những tiềm năng ấy cho phát triển không.

Niềm tin ngắn hạn và dài hạn đều rất quan trọng, bởi nó là vấn đề đầu tư. Đầu tư không chỉ là cái ăn ngay, chỉ là cái sống sót qua giai đoạn này mà còn cho tương lai. Nếu đánh mất cái ngắn hạn thì niềm tin vào cái dài hạn cũng không có.

*Có ý kiến cho rằng, vực dậy được tăng trưởng kinh tế sẽ lấy lại được niềm tin, vậy còn ý kiến của ông?

- Tăng trưởng thế nào, tại sao vẫn phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bắt tay vào tái cấu trúc nền kinh tế bên cạnh cái phục hồi dần, là vì chúng ta muốn thoát ra khỏi những khó khăn hiện nay. Nhưng nếu tiếp tục thoát ra bằng con đường cũ, vẫn tiếp tục bơm tiền, ai thiếu thì bơm, sẽ lại rơi vào khó khăn hơn hiện nay.

Chúng ta muốn thoát ra là để nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn, lành mạnh hơn, bền vững hơn, với chi phí thất thoát nhỏ nhất, thời gian ngắn nhất, thì phải tạo ra tăng trưởng, tạo ra phát triển ở tầng cao hơn, chất lượng tốt hơn.

* Theo đề án của Chính phủ, tái cơ cấu nền kinh tế sẽ diễn ra trong trung hạn, nhưng đã mất trọn một năm cho kế hoạch. Theo ông, xử lý thế nào với thời gian còn lại?

- Tái cấu trúc nền kinh tế không phải là được chăng, hay chớ, mà là quá trình dài hạn, với những nỗ lực thường xuyên, liên tục. Nhưng trong bối cảnh, thời điểm này, nó có những điểm nhấn mạnh hơn. Một là, mô hình cũ không còn thích hợp. Hai là, cả thể giới và Việt Nam cần cách thức phát triển mới và thời điểm này đặc biệt quan trọng.

Từ nay đến 2015, tái cấu trúc nền kinh tế nhằm vào ba lĩnh vực (thị trường tài chính, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công) và cố gắng xử lý những vấn đề cơ bản nhất của ba lĩnh vực này. Nhưng không có nghĩa là đến đấy thì kết thúc, còn rất nhiều lĩnh vực khác phải cơ cấu lại, ví dụ, tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế.

*Cảm ơn ông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Việt Nam cần cách thức phát triển mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO