Sao còn"dại thơ” nơi thôn Vỹ...

KHẢI LY| 07/12/2012 08:51

Đứng từ phía Đập Đá, nơi chỉ còn vài bước chân là đến Vỹ Dạ, đã hơi giật mình. Sông Hương xanh mướt màu của nước, của vườn, nhưng bên trong con đường bê tông thẳng tắp làm trục xương sống cho thôn Vỹ, cùng với một cây cầu mới tinh, Vỹ Dạ đã thay đổi nhiều, và trở nên xa lạ.

Sao còn

Đứng từ phía Đập Đá, nơi chỉ còn vài bước chân là đến Vỹ Dạ, đã hơi giật mình. Sông Hương xanh mướt màu của nước, của vườn, nhưng bên trong con đường bê tông thẳng tắp làm trục xương sống cho thôn Vỹ, cùng với một cây cầu mới tinh, Vỹ Dạ đã thay đổi nhiều, và trở nên xa lạ.

Đọc E-paper

Đình Vỹ Dạ. Ảnh: Lưu Ly/wikipedia

Đứng từ phía Đập Đá, nơi chỉ còn vài bước chân là đến Vỹ Dạ, đã hơi giật mình. Sông Hương xanh mướt màu của nước, của vườn, nhưng bên trong con đường bê tông thẳng tắp làm trục xương sống cho thôn Vỹ, cùng với một cây cầu mới tinh, Vỹ Dạ đã thay đổi nhiều, và trở nên xa lạ.

Nó đã thành chốn phố xá với nhà hộp, biển quảng cáo, lao nhao dịch vụ. Cổng phủ Tuy Lý Vương rêu phong, sững sờ ngơ ngác giữa mặt đường, bên trong những cánh cửa bạc màu đóng chặt tựa như che chở cho hồn thơ ông Hoàng khỏi vướng bụi phàm.

Và bên kia đường là nhà hàng quán bar mang tên "Vỹ Dạ xưa" với lầu đài giả cổ san sát chen lẫn cùng cỏ cây lả lướt cầu kỳ, từa tựa như một Vạn Xuân lầu, không phải một vẻ đẹp của "nắng mới lên", cũng không còn đâu "sương khói mờ nhân ảnh".

Hết mặt tiền thôn Vỹ, len lỏi theo đường Tùng Thiện Vương vào sâu bên trong cũng không còn mấy nhà có hàng cau bên rặng chè tàu. Trong lòng Vỹ Dạ chật chội, tù túng, chủ vườn đã năm lần bảy lượt xẻ đất bán mua suốt cuộc mưu sinh dài dằng dặc.

Buổi tối chốn mặt tiền thôn Vỹ Dạ không còn tiếng dạ thưa thảng thốt của người con gái Huế. Người đẹp đêm Vỹ Dạ nói giọng miền Tây ngọt ngào. Có lẽ Vỹ Dạ hôm nay đã như thế nên khách về chơi đêm.

Nhưng ở tất cả các văn phòng dịch vụ du lịch dày đặc trên các trục đường chính của Huế, tuyệt nhiên không thấy có tour nào đưa khách về thăm Vỹ Dạ, nơi mà chỉ một bức bưu ảnh đã tạo cảm hứng cho bài thơ nổi tiếng ra đời.

Thôn Vỹ từ hơn 60 năm nay đã đi vào bài thơ của Hàn Mặc Tử gửi người đẹp Hoàng Thị Cúc. Trong tâm tưởng ai cũng muốn thấy một thôn Vỹ vẹn nguyên trong hồn thơ Hàn thi sĩ, dẫu biết rằng cái sự muốn của mình là ích kỷ.

Chuyện tình nổi tiếng nhất thế kỷ XX của một thi sĩ được tạc ra từ một bài thơ, và cũng từ thi ca, một Vỹ Dạ thôn được mặc định như một vẻ đẹp mang tính biểu tượng của những ngôi làng ven sông Hương, vẻ đẹp tinh túy chắt lọc từ cố đô.

Huế còn nhiều việc lớn chưa thành, còn nhiều biểu tượng chưa khám phá, Vỹ Dạ lỡ chuyến tàu chống xu hướng "đô thị hóa", màu bê tông, với không gian đa chiều tạo ra từ lượng xe máy vun vút mỗi ngày đã làm mất dấu vẻ đẹp xưa. Ngay khi viết những dòng này, bút phím cũng đã ngại ngùng bởi sự ngớ ngẩn lạc nhịp, tự hỏi khách qua đường sao còn "dại thơ”!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sao còn"dại thơ” nơi thôn Vỹ...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO