“Công nghiệp phần mềm VN có nhiều cơ hội trong khủng hoảng”

BẢO VĂN| 04/02/2009 09:35

Quyết định chọn VN để phát triển một trung tâm nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn Harvey Nash (Anh) là một tín hiệu đáng mừng của ngành công nghiệp gia công phần mềm cũng như viễn thông VN.

“Công nghiệp phần mềm VN có nhiều cơ hội trong khủng hoảng”

Quyết định chọn VN để phát triển một trung tâm nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn Harvey Nash (Anh) là một tín hiệu đáng mừng của ngành công nghiệp gia công phần mềm cũng như viễn thông VN.


Ông Paul Smith, Giám đốc điều hành toàn cầu về phát triển gia công phần mềm tập đoàn Harvey Nash, đã nhận định rằng đây là bước khởi đầu cho những thay đổi về chất của ngành phần mềm non trẻ VN:

- Harvey Nash đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mạng không dây hàng đầu thế giới tại tòa nhà Etown 3. Tham dự lễ khánh thành có ông Gareth Thomas, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư Vương quốc Anh. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của thị trường VN đối với Chính phủ và các nhà đầu tư hiện nay.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mạng không dây của Harvey Nash tại tòa nhà Etown 3 mới đưa vào hoạt động


- Trong đó, các công ty phần mềm của Anh ngày càng quan tâm tới khả năng phát triển thị trường VN thành trung tâm gia công phần mềm. Vào cuối năm 2008, Harvey Nash VN đã ký kết một hợp đồng kỷ lục 54 triệu EUR với tập đoàn Alcatel - Lucent (Đức). Đây được xem là sự khẳng định năng lực và uy tín quốc tế của VN ngày càng cao trong ngành công nghệ thông tin thế giới, đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn kinh tế thế giới khó khăn hiện nay.

- Harvey Nash đang mở rộng hoạt động kinh doanh tại VN với mục đích cung cấp các giải pháp về nghiên cứu và phát triển thế hệ mới cho khách hàng của mình. Harvey Nash hướng tới mục tiêu đưa trung tâm tại VN trở thành tiêu điểm của thế giới trong lĩnh vực phát triển phần mềm chất lượng cao. Với kế hoạch phát triển trung tâm R&D các giải pháp mạng không dây tại VN, chúng tôi cũng mong muốn VN trở thành một điểm lựa chọn của công nghiệp viễn thông thế giới trong 3 năm tới.

* Được biết đây là một trong những trung tâm R&D đầu tiên của Harvey Nash. Tại sao kết quả lựa chọn là VN chứ không phải không phải là Ấn Độ hay Trung Quốc?

- Chúng tôi thực sự ấn tượng trước khả năng làm việc cũng như trình độ chuyên môn của các chuyên gia phần mềm VN. Trung tâm dự định sẽ thu hút hơn 200 nhân lực làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao. Ngoài ra, khoảng 30 việc làm nữa sẽ được tạo thêm nhằm cung ứng cho Trung tâm Phát triển thuộc Stepstone (công ty cung cấp phần mềm quản lý nhân sự toàn cầu).

- Trong thời điểm mà các ngành kinh doanh trên toàn thế giới đang tiến hành cắt giảm nguồn nhân lực, chúng tôi vô cùng tự hào khi có thể góp phần tạo nên 200 việc làm trong lĩnh vực công nghệ cao tại VN. VN là nơi đáp ứng được các nhu cầu cho gia công phần mềm của Harvey Nash và đội ngũ cán bộ, nhân viên phần mềm VN có khả năng học rất nhanh.

- Đây là một trong những yếu tố cần thiết cho phát triển phần mềm mà tại các nước khác Harvey Nash không tìm được. Trung Quốc có những khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Còn chi phí nhân công tại Ấn Độ ngày càng cao, khiến các công ty phải tìm kiếm các thị trường khác. Chúng tôi đã đầu tư vào VN 10 năm trước, nhận thấy càng nhiều điều kiện đầu tư dài hạn càng tốt.

- Đầu tư dài hạn tại VN trở thành yếu tố đảm bảo chiến lược phát triển của Hãng. Harvey Nash đã hoạt động tại VN từ năm 2000. Khách hàng của Harvey Nash là các công ty có quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực như Prudential, Honda, Stepstone, Hitachi và Discovery Channel...

* Ông đánh giá như thế nào về triển vọng của kinh tế VN cũng như ngành công nghiệp phần mềm VN trong năm nay giữa rất nhiều khó khăn?

- Cá nhân tôi cho rằng kinh tế VN với những yếu tố ổn định vĩ mô sẽ khả quan hơn vào giữa năm nay và đi vào ổn định trong năm tới. Năm 2008 được coi là năm không có nhiều biến động đối với ngành phần mềm VN. Mức tăng trưởng của cả ngành này năm 2008 vẫn đạt 20%. VN lọt vào danh sách nhóm 30 điểm đến về gia công phần mềm đứng đầu thế giới.

- Khủng hoảng kinh tế khiến các tập đoàn, công ty trên thế giới buộc phải tìm cách giảm chi phí hoạt động cũng như tìm kiếm giải pháp giá rẻ. Đây lại chính là cơ hội cho những thị trường gia công như VN. Vì thế tôi cho rằng ngành công nghiệp phần mềm VN vẫn có nhiều cơ hội trong năm nay nếu biết phát huy ưu thế của mình.

* Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Công nghiệp phần mềm VN có nhiều cơ hội trong khủng hoảng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO