Tam giác tài chính

NGUYỄN ĐÌNH TƯỜNG VY dịch| 03/07/2009 02:29

Tổ chức kinh doanh, tài chính kinh doanh và tài chính cá nhân liên kết với nhau tạo thành tam giác tài chính của doanh nghiệp. Quyết định và hành động là một điểm trong tam giác, nó có tính khả thi nhất. Nói cách khác, nó sẽ chỉ phối các yếu tố khác.

Tam giác tài chính

Tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến tài chính cá nhân của bạn. Hãy đọc để tìm cách quản lí chúng.

Tổ chức kinh doanh, tài chính kinh doanh và tài chính cá nhân liên kết với nhau tạo thành tam giác tài chính của doanh nghiệp. Quyết định và hành động là một điểm trong tam giác, nó có tính khả thi nhất. Nói cách khác, nó sẽ chỉ phối các yếu tố khác. Có một số ảnh hưởng rõ ràng và một số ảnh hường khác thì khó nhận thấy hơn. Nhưng chúng lại tồn tại giống như một sự cân bằng hóa học hay hiệu ứng vật lí. Câu hỏi được đặt ra là hiệu quả lớn như như thế nào?

Hiệu lực hoạt động của quyết định thuê nhân viên thể hiện rất rõ ràng trên lĩnh vực tài chính kinh doanh, chẳng hạn như vấn đề tiền lương hay việc trả lương, quyền lợi được thanh toán, bảo hiểm và các thiết bị được yêu cầu. Nhưng với tư cách là một chủ doanh nghiệp thì quyết định này ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp bạn thế nào? Rõ ràng là nó sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt mà bạn thu được từ việc kinh doanh.

Hi vọng là ảnh hưởng không lớn vì nhân viên mới sẽ mang lại lợi tức cho doanh nghiệp của bạn. Trong một số trường hợp thì kế hoạch này sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn kế hoạch hưu bổng của bạn. Bạn sẽ phải đắn đo giữ lại hay thay thế nhân viên cũ trong kế hoạch nghỉ hưu dành cho họ. Những nhân viên sẽ giúp bạn đủ khả năng cho các kể hoạch bảo hiểm nhóm hay các kế hoạch tốt hơn những cái đã có trước đó. Đây là dạng hiệu lực chúng tôi đang nói đến.

Bây giờ chúng ta hãy kiểm tra các điểm của tam giác và xem thử chúng kết hợp với nhau thế nào?

Rất nhiều doanh nghiệp làm ăn đi xuống hoặc phá sản bởi vì không đủ tiền mặt để thay thế tài sản hoặc để thực hiện các chiến lược cạnh tranh chính. Đây là những vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh

Với vai trò chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải đưa ra hàng trăm đến hàng ngàn các quyết định liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất sản phẩm hay dịch vụ. Tất nhiên là toàn bộ các quyết định liên quan đến tiền tệ, tài chính cũng như các quyết định liên quan vấn đề việc làm và trang thiết bị đều sẽ ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp mà bạn đang là chủ sở hữu. Những quyết định này sẽ không bao giờ kết thúc: Chúng sẽ điều chỉnh và thúc đẩy công việc kinh doanh cũng như tài chính của bạn. Các quyết định trong hoạt động kinh doanh bao gồm những điều sau đây:

Việc làm và người lao động: Các quyết định thuê nhân viên hay không, thuê bao nhiêu người và các phí tổn kèm theo đều có ảnh hưởng đến kinh doanh tài chính kinh doanh của bạn một cách rõ ràng. Các quyết định về lợi ích nhân viên và các chương trình hưu bổng, làm sao để nhân viên đem lại lợi ích cho doanh nghiệp: Bạn có thể tham gia vào các chương trình lợi ích và hưu bổng ( Thường là có lợi cho bạn). Có nghĩa là bạn hãy dùng bản thân mình, vợ hoặc chồng bạn, các thành viên gia đình như là các nhân viên- người có thể tác động đến tài chính doanh nghiệp của bạn.

Cơ sở vật chất và địa điểm: Trước tiên, bạn phải quyết định địa điểm tọa lạc và loại văn phòng cần thiết cho việc kinh doanh. Quyết định này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh doanh. Đương nhiên, giống như chí phí nhân công, chi phí dành cho cơ sở vật chất là yếu tố tài chính chủ chốt của hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng vấn đề là việc quyết định quyền sở hữu của văn phòng – mua vs cho thuê, mua và chủ sở hữu hợp đồng cho thuê mặt bằng để kinh doanh rất quan trọng đối với tài chính doanh nghiệp. Phụ thuộc vào công việc kinh doanh, nhiều doanh nghiệp tìm mua các trang thiết bị để xây dựng nền tảng tài sản và xem điều này như một phần của quỹ hưu trí hay một chiến lược khác trong kinh doanh. Ngoài ra, việc sử dụng không gian ấm cúng và hay không gian cá nhân khác sẽ mang lại hiệu quả tài chính quan trọng cho doanh nghiệp.

Các kế hoạch và chiến lược phát triển: Chiến lược và kể hoạch phát triển sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Các quyết định được đưa ra nhằm đẩy tình hình tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân tăng nhanh hơn. Nhiều doanh nghiệp thất bại vì họ không phát triển được cơ sở tài sản và vốn hoạt động để hổ trợ kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức. Mọi doanh nhân phải biết cách đưa ra quyết định để tổ chức kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Ngoài biết tổ chức cơ sở vật chất và nguồn nhân lực ra, doanh nhân cần phải biết về cấu trúc pháp lí cơ bản của doanh nghiệp. Quyết định có hợp nhất hay không là điều rất quan trọng. Nếu không thể đồng nhất các quyết định được thì các đối tác phải ngồi lại với nhau để đưa ra các quyết định quan trọng. Các đối tác cùng với các kế hoạch đối phó phải luôn sẵn sàng trong trường hợp có thay đổi. Các quyết định về tổ chức và duy trì hoạt động kinh doanh dường như chẳng bao giờ hoàn tất.

Rủi ro. Các rủi ro và các nguy cơ rủi ro luôn tồn tại trong mỗi doanh nghiệp. Tùy thuộc vào cấu trúc chặt chẽ trong kinh doanh, mà các rủi ro trong quá trình hoạt động như tai nạn, sai lầm hay thiếu sót sẽ tạo ra các trách nhiệm pháp lí tiềm ẩn trong kinh doanh cùng với các trách nhiệm pháp lí cho chủ doanh nghiệp. Sự rủi ro về tính liên tục nói về trường hợp biến cố tai ương bất ngờ nào đó xảy ra một với nhân viên đắc lực hay chủ sở hữu. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải tìm cách duy trì hoạt động kinh doanh trong tình huống bất ngờ hiện thời. Rủi ro tài chính là rủi ro khi cơ cấu vốn đầu tư và tính khả dụng của đồng vốn xuống thấp. Phần nhiều các giả thiết này được giả định và bao hàm trong kinh doanh, nhưng với tư cách cá nhân thì chủ sở hữu cũng nên xem xét những rủi ro này một cách cẩn thận

Tài chính doanh nghiệp

Thuật ngữ tài chính doanh nghiệp đề cập đến tài sản, trách nhiệm pháp lí, nguồn vốn, doanh thu và các chi phí doanh nghiệp. Đối với bạn thì “ chi phí” này có thể có hoặc không bao hàm thuế, nhưng dù bạn có chia nhỏ nó ra thế nào thì thuế vẫn ảnh hưởng đến việc tổ chức và điều hành kinh doanh của bạn một cách rõ ràng. Các nhân tố tài chính được kết hợp chặt chẽ với nhau và kết hợp với các quyết định về hoạt động kinh doanh.

Tài sản và vốn mua hàng. Hầu hết các doanh nghiệp cần phải mua và sử dụng tài sản cố định. Đương nhiên việc mua lại có thể thông qua việc bán hoặc thông qua thuê hoặc cho thuê. Các quyết định mua bán và cho thuê phải được thông qua phân tích ROI và các quyết định tài chính. Sau đó, một khi tài sản được thu thập thì nó phải được phục hồi lại và chi trả, xem khấu hao của nó qua thời gian và lập kế hoạch thay thế. Các quyết định về nguồn tài chính và dòng tiền tiền mặt có liên quan đến tài sản thu nhập sẽ ảnh hưởng cả hoạt động kinh doanh và tài chính của chủ sở hữu, đặc biệt trong quyền sở hữu, quan hệ đối tác và các tập đoàn.

Cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn là đề cập đến tình hình tài chính kinh doanh thế nào thì đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu,bao nhiêu thì có thể thông qua vay nợ, các trách nhiệm pháp lí và được hoàn thành. Cơ cấu vốn là sự kết hợp của công cụ tài chính và các phương tiện quyền sở hữu. Yêu cầu vốn kinh doanh và quyết định của chủ sở hữu ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, dẫn đến ảnh hưởng tài chính cá nhân của chủ sở hữu. Doanh nhân phải quyết định lượng vốn riêng để đầu tư vào một công việc kinh doanh, làm thế nào để doanh nghiệp “ được trả lại” cho mức đầu tư đó( trong lợi nhuận, tiền lương, quyền lợi hoặc các mặt khác), và làm thế nào để lượng vốn thu được sẽ đem lại hiệu quả tốt thông qua các khoản vay.

Vốn hoạt động.

Đây là khái niệm khó nắm bắt đối với nhiều doanh nghiệp. Nó được dùng để lưu thông tài chính, nó không phải là tài sản cố định hay tài sản hữu hình đi vào và đi ra của doanh nghiệp. Nó được sử dụng để chi trả hàng tồn kho và cung cấp tiền mặt cho các hạng mục cần thiết khác nhằm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục của doanh nghiệp.

Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải trả tiền cho nhà cung cấp hay nhân công trước khi sản xuất ra sản phẩm hay dich vụ, hoặc phải cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng trước khi được thanh toán. Tất cả những hoạt động này đều cần đến vốn hoạt động thì mới duy trì được. Vốn hoạt động là một phần của tổng nguồn vốn, cần thiết cho việc vận hành của doanh nghiệp và là phần vốn năng động nhất. Thiếu vốn hoạt động sẽ làm hoạt động kinh doanh bị đình trệ.

Cụ thể, nếu lượng hàng tích trữ không đủ thì không cung ứng đủ lượng hàng hóa cho khách hàng, không thể trả tiền cho nhà cung cấp hay nhân viên. Đánh giá đúng sự cần thiết của vốn lưu động là điều rất cần thiết cho công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông thường thì chủ doanh nghiệp hay lấy thêm vốn từ tài chính cá nhân hay đi vay nợ trong những trường hợp đó. Không biết cách quản lý đúng nguồn vốn lưu động là nguyên nhân thất bại chính của các doanh nghiệp.

Dòng tiền mặt. Đây là bức tranh lớn hơn về vốn lưu động. Liệu một doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu kinh doanh không? Liệu doanh nghiệp tạo đủ lượng tiền mặt thông qua các hoạt động thay thế tài sản, trả tiền cho chủ sở hữu và vốn đầu tư phát triển? Dòng tiền mặt ít ỏi sẽ dẫn đến không đủ cho nguồn lực kinh doanh.

Từ đó dẫn đến vấn đề tài chính, làm chậm sự quay đầu vốn kéo theo sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn cần đáp ứng cuối cùng. Dòng tiền mặt càng đặc biệt quan trọng khi chủ sở hữu phải thay thể tài sản hoặc khi cần triển khai các chiến lược phát triển và các chiến lược cạnh tranh. Rất nhiều doanh nghiệp làm ăn đi xuống hoặc phá sản bởi vì không đủ tiền mặt để thay thế tài sản hoặc để thực hiện các chiến lược cạnh tranh chính. Đây là những vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tam giác tài chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO