Kênh đầu tư USD: Vẫn hấp dẫn

LINH CHI| 22/10/2015 04:59

Mặc dù bị siết chặt về mặt quản lý nhưng USD vẫn chứng tỏ là kênh sinh lời hấp dẫn...

Kênh đầu tư USD: Vẫn hấp dẫn

Mặc dù bị siết chặt về mặt quản lý nhưng USD vẫn chứng tỏ là kênh sinh lời hấp dẫn. 

Đọc E-paper

Hiện nay, các ngân hàng (NH) tiếp tục điều chỉnh giảm giá USD. Tại Vietcombank, mỗi USD được mua bán ở 22.270 - 22.350 đồng (giảm 20 đồng so với cuối ngày 14/10).

Trong khi đó, Eximbank giảm tới 40 đồng chiều thu mua và 50 đồng chiều bán ra trong sáng ngày 19/10 khi niêm yết tỷ giá ở 22.240 - 22.320 đồng. Trên thị trường tự do, giá USD cũng không đắt hơn nhiều so với NH. Giá giao dịch quanh 22.320 - 22.340 đồng.

Với sự sụt giảm của giá USD, cộng thêm việc lãi suất huy động USD chỉ mang tính tượng trưng, nhiều người khẳng định ngoại hối sẽ không còn về nước vào cuối năm vì thiếu hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều đối với kênh đầu tư này.

Cụ thể, liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cho biết, những lo ngại "chảy máu" ngoại tệ có thể chỉ là suy đoán vì thực tế, kiều hối đưa vào kênh tiết kiệm không bao nhiêu.

Theo số liệu của 6 tháng đầu năm, kiều hối về nước chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh (70,6%); vào bất động sản (20,7%); còn lại là hỗ trợ cho người thân (6 - 7%) theo số liệu tính đến cuối quý II/2015.

Như vậy, lãi suất huy động USD giảm rõ ràng không ảnh hưởng đến nguồn kiều hối. Và theo ông Minh, tỷ giá điều chỉnh ở mức hấp dẫn mới là lý do thu hút kiều bào gửi USD về cho người thân hoặc đầu tư.

Một điểm cũng khá quan trọng trong việc thu hút lượng kiều hối thời gian gần đây cũng như sắp tới, đó là sự hồi phục của thị trường bất động sản (BĐS).

Lãnh đạo của Eximbank thừa nhận, khi lãi suất USD giảm, người ta sẽ nghĩ đến chuyện thị trường Việt Nam không còn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư ngoại, sẽ khó thu hút kiều hối cũng như đầu tư trực tiếp.

Chưa kể, sắp tới đây có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đồng USD hay lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng thì rủi ro "chảy máu vốn" cũng là vấn đề cần được các NH tính đến. Bởi vì thị trường vẫn có cách nào đó len lỏi làm thoát vốn ra bên ngoài.

Tuy nhiên, vị này nhấn mạnh, tỷ lệ thất thoát ngoại tệ như đã đề cập không nhiều, và nó không tác động gì đến thanh khoản của các NH.

Hiện nay, các NH có nhiều kênh huy động vốn ngoại tệ từ nước ngoài, chứ không chỉ phụ thuộc nguồn huy động ngoại tệ trong nước, nên thời gian tới, nguồn cung USD vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Chắc chắn kiều hối sẽ tăng chứ không giảm trong những tháng cuối năm. Lý do, cơ chế kiều hối tại Việt Nam đang rất thông thoáng, người nhận kiều hối có thể nhận bằng nhiều hình thức mà không phải chịu thuế.

Phí tại các NH cũng rất cạnh tranh, dao động khoảng 0,2%. Quan trọng nhất trong việc thu hút kiều hối vẫn là sự hồi phục của thị trường BĐS hiện nay.

Ông Trần Văn Trung - Giám đốc Công ty Kiều hối Đông Á, cũng có chung quan điểm khi cho rằng kiều hối chảy mạnh về Việt Nam trong năm qua với 11 tỷ USD và dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm nay.

Riêng Đông Á, doanh số chi trả kiều hối năm qua đạt 1,6 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước. Có một điều thay đổi đáng ghi nhận là nguồn kiều hối trước đây chủ yếu ở thị trường Mỹ, Australia và Canada thì nay xuất hiện nhiều ở 2 thị trường Nhật Bản và Malaysia.

Xét theo số liệu, nguồn tiền đầu tư, đặc biệt kiều hối chuyển về để đầu tư trong 9 tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc.

Số người ở Việt Nam mang tiền ra nước ngoài rất ít, còn số người mang tiền về Việt Nam lại rất lớn, tiêu biểu như lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng tăng.

Thêm nữa, giới chuyên môn cho rằng, vấn đề về quản lý thanh toán ngoại tệ hiện nay của NHNN thông qua các NH thương mại rất chặt chẽ, khó có hiện tượng chuyển ngược ngoại tệ mà không có lý do phù hợp.

Các NH nước ngoài quy định việc rút tiền rất ngặt nghèo, chỉ cần rút 1 - 2 ngàn USD đã có hệ thống giám sát chặt chẽ (do liên quan tới các quy định kiểm soát việc rửa tiền).

Rõ ràng, hành động lần này của NHNN là giải pháp kỹ thuật cần thiết để theo đuổi mục tiêu chính sách tiền tệ.

Mục tiêu đầu tiên đạt được là giữ tỷ giá ổn định, chống tình trạng đô la hóa và tiếp theo làm cho người dân gia tăng giữ tiền đồng, giảm bớt lực cầu ngoại tệ.

Qua đó, tác động tích cực đến hành vi của doanh nghiệp và người dân, trong việc lựa chọn giữa việc giữ VND và USD.

>Hạ lãi suất USD: DN mạnh tay bán ngoại tệ

>Hạ lãi suất USD: Những góc nhìn khác

>NHNN bất ngờ hạ trần lãi suất USD xuống 0%

>Hạ lãi suất USD: Khó kỳ vọng lãi suất cho vay giảm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kênh đầu tư USD: Vẫn hấp dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO