10 tiểu thư giàu có - nổi tiếng nhất năm 2013

30/12/2013 05:51

Trong danh sách các tiểu thư giàu có, xinh đẹp, học vấn cao nổi bật nhất năm 2013 vừa xuất hiện thêm cái tên Huệ Vân, ái nữ của gia tộc họ Trương.

10 tiểu thư giàu có - nổi tiếng nhất năm 2013

Trong danh sách các tiểu thư giàu có, xinh đẹp, học vấn cao nổi bật nhất năm 2013 vừa xuất hiện thêm cái tên Huệ Vân, ái nữ của gia tộc họ Trương. 

1. Trương Huệ Vân -  thế hệ thứ 4 của gia tộc họ Trương

Tên của cô gái sinh năm 1988 này gây xôn xao dư luận những ngày cuối năm 2013, khi chính thức trở thành vị hôn thê của ca sĩ - nhạc sĩ Thanh Bùi. Từ trước đến nay, mọi người hầu như chỉ biết đến cô với cái tên ngắn gọn là Vân. Huệ Vân sinh năm 1988, từng tốt nghiệp Đại học RMIT. Huệ Vân là người Việt gốc Hoa, nhưng gương mặt lại có nét lai Tây nên trông xinh xắn, hiện đại. Ngoài đời, Trương Huệ Vân khá giản dị nên không ai biết rõ gia cảnh của cô ra sao. Tuy nhiên, mới đây, nhiều người không khỏi "giật mình" khi một phần thân thế của Trương Huệ Vân được tiết lộ.

Trương Huệ Vân là thế hệ thứ tư của Trương gia tộc tại TP HCM. Bố cô, ông Trương Chí Trung, một doanh nhân cũng được biết tới khá nhiều trong lĩnh vực bất động sản và có liên quan mật thiết tới tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trước đó, có thông tin bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát là mẹ của cô gái này.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của một khách dự tiệc cưới, phần tên mẹ của Huệ Vân trên thiệp cưới ghi là Hòa chứ không phải là bà Trương Mỹ Lan. Gia đình Trương Huệ Vân sở hữu nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ, như khách sạn thương mại An Đông, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence... và mới đây là tòa nhà 40 tầng Times Square ở trung tâm Sài Gòn - nơi diễn ra đám cưới của cô với Thanh Bùi.

Công ty Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1992, là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn và kín tiếng nhất ở Việt Nam, với vốn điều lệ lên đến 12.800 tỷ đồng. Vạn Thịnh Phát được cho là cổ đông lớn của một Ngân hàng lớn ở Sài Gòn và có nhiều hoạt động hợp tác với công ty cổ phần đầu tư Times Square Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng nhiều khu dân cư, khu du lịch, nghỉ dưỡng... ở TP HCM và các tỉnh lân cận. Hiện, đây là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.

Trương Huệ Vân là thế hệ thứ tư của Trương gia tộc tại TP HCM. Bố cô, ông Trương Chí Trung, một doanh nhân cũng được biết tới khá nhiều trong lĩnh vực bất động sản và có liên quan mật thiết tới tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trước đó, có thông tin bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát là mẹ của cô gái này. Tuy nhiên, theo tiết lộ của một người được mời dự tiệc cưới, phần tên mẹ của Huệ Vân là Hòa chứ không phải là bà Trương Mỹ Lan. Gia đình Trương Huệ Vân sở hữu nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ, như khách sạn thương mại An Đông, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence... và mới đây là tòa nhà 40 tầng Times Square ở trung tâm Sài Gòn - nơi diễn ra đám cưới của cô với Thanh Bùi. Công ty Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1992, là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn và kín tiếng nhất ở Việt Nam, với vốn điều lệ lên đến 12.800 tỷ đồng. Vạn Thịnh Phát được cho là cổ đông lớn của một Ngân hàng lớn ở Sài Gòn và có nhiều hoạt động hợp tác với công ty cổ phần đầu tư Times Square Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng nhiều khu dân cư, khu du lịch, nghỉ dưỡng... ở TP HCM và các tỉnh lân cận. Hiện, đây là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.

Bài viết: http://news.zing.vn/10-tieu-thu-giau-co-noi-tieng-nhat-2013-post381444.html#home_featured.tinnong

Nguồn Zing News

Đầu năm 2011, Trương Huệ Vân từng thay mặt dòng họ ra Hà Nội tham dự Lễ vinh danh Gia tộc doanh nhân cùng đại diện 22 họ tộc nổi tiếng khác của Việt Nam. Trương Huệ Vân từng chia sẻ, gia đình cô có được cơ ngơi như vậy là nhờ sự tương trợ, đùm bọc, sẻ chia và tin tưởng lẫn nhau của các thành viên trong gia đình lẫn dòng tộc suốt hơn hai thập kỷ qua. Cô cũng khẳng định, để có được thành quả như ngày nay, gia đình cô cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, cơ cực, hoàn toàn không chỉ có niềm vui và những thành công tự dưng mà đến.

Xinh đẹp, thông minh và giỏi giang, Trương Huệ Vân quyết định kết hôn với ca sĩ Thanh Bùi khi cô chỉ 25 tuổi. Nhiều khán giả không ngớt khen ngợi đôi tân lang, tân nương là cặp "trai tài, gái sắc" và chúc phúc cho họ khi thông tin họ trở thành vợ chồng chính thức được xác nhận.

2. Lê Diệp Kiều Trang - con gái phó tổng giám đốc Casumina

Kiều Trang sinh năm 1980 tại TP.HCM. Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh, và năm 2000 giành học bổng Đại học Oxford. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế và quản trị xong, cô tiểu thư xinh đẹp và tài giỏi tiếp tục giành học bổng thạc sĩ. Năm 2005, Kiều Trang về Việt Nam làm việc tại ngân hàng HSBC, nhưng đến năm 2008 thì sang Mỹ định cư, và được học bổng Legatum của Trường Quản trị Sloan của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Năm 2011, cô tốt nghiệp thủ khoa ngành thạc sĩ quản trị kinh doanh và đầu quân cho Tập đoàn Tài chính Mc Kinsey, văn phòng tại Boston, với vị trí chuyên gia tư vấn tài chính.

Năm lớp 9, Kiều Trang đã lấy bằng C và được đặc cách theo học đại học tại chức tiếng Anh của Đại học Nguyễn Tất Thành. Với kiến thức vững về Anh ngữ, 18 tuổi cô đã giành học bổng đi du học, sau đó liên tục đạt thứ hạng cao tại các kỳ thi tuyển sinh cũng như tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ.

3. Trần Phương Ngọc Thảo - con gái phó chủ tịch HĐQT ngân hàng Đông Á

Trần Phương Ngọc Thảo (ngoài cùng bên phải) và gia đình

Trần Phương Ngọc Thảo là con gái ông Trần Phương Bình - phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc ngân hàng Đông Á- và bà chủ công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Ngọc Dung. Thảo nổi tiếng không phải vì là con 2 đại gia lừng lẫy trong ngành tài chính ngân hàng, mà bởi thành tích học tập vượt trội của cô, kể từ khi còn là học sinh THCS.

Trần Phương Ngọc Thảo nổi tiếng tại Mỹ bởi thành tích học tập cực kỳ nổi trội. Cô là một trong những sinh viên Việt Nam hiếm hoi được cả 5 trường đại học lớn của Anh và Mỹ muốn trao học bổng toàn phần.

Du học tại New Zealand từ tháng 7/1999, khi vừa tốt nghiệp lớp 9, Trần Phương Ngọc Thảo tạo ấn tượng với bạn bè, thầy cô khi đăng ký theo học học kỳ hai của lớp 10. Sau đó, đang học lớp 11, cô lại đăng ký học dồn lớp 12. Do đó, thay vì trải qua 3 năm học THPT như người khác, Thảo chỉ mất một nửa thời gian là một năm rưỡi kể từ khi bắt đầu vào lớp 10 đến khi tốt nghiệp lớp 12. Đứng thứ bảy trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia toàn New Zealand, Thảo được tuyển thẳng vào đại học Oxford Anh danh giá.

Sau những năm học tại đại học này, Thảo tốt nghiệp với thành tích loại ưu và lọt top 5 trường học này. Cô cũng là một trong những sinh viên hiếm hoi được các giáo sư đại học Oxford viết thư giới thiệu vào học tại Harvard - trường học danh tiếng nhất tại Mỹ. Một trong những thông tin về cô gái sinh năm 1984 khiến cho nhiều sinh viên Việt đang học tập ở nước ngoài nức lòng và tự hào, là ngay từ khi chưa tốt nghiệp, Thảo đã được 5 trường chấp nhận tuyển thẳng làm nghiên cứu tiến sĩ. Đó là các trường Harvard, North Westhern (Mỹ), Cambridge, London Economic School và Oxford (Anh).

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đồng ý tài trợ học bổng toàn khóa học cho Ngọc Thảo. Nhận xét về Trần Ngọc Phương Thảo, một sinh viên thuộc Hội thanh niên, sinh viên Việt, làm việc ở Mỹ, cho biết cô gái này từng là thần tượng của hầu hết du học sinh tại đây, bởi học hành giỏi giang và sự năng động trong các hoạt động cộng đồng, từ thiện. Cô cũng là một trong những sinh viên Việt Nam có thành tích học tập tốt nhất trong cộng đồng những thanh niên đang theo học tại Mỹ.

Ông Trần Phương Bình còn một ái nữ nữa là Trần Phương Ngọc Giao. Hai chị em Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Giao hiện nắm tổng cộng 4,6 triệu cổ phần tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

Theo giá đóng cửa của PNJ ngày 31/7/2013 đạt 26.400 đồng, bà Dung hiện có số tài sản là gần 193 tỷ đồng. Hai con gái Ngọc Thảo và Ngọc Giao có số tài sản lần lượt là trên 48 tỷ đồng và khoảng 74 tỷ đồng.

4. Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh -  con gái bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch công ty Cơ điện lạnhREE

Sở hữu khối tài sản khổng lồ với 2,16 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE (tương đương hơn 40 tỷ đồng), cô gái sinh năm 1991 Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đang trở thành cái tên “hot” hiện nay. Vào ngày 21/1 năm nay, Nhất Hạnh lại đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu REE làm giới tài chính xôn xao. Khi mua vào thêm 1 triệu cổ phiếu này, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh sẽ sở hữu gần 1,3% vốn điều lệ của REE.

Nhất Hạnh sinh ra trong một gia đình thuộc hàng giàu nức tiếng ở Việt Nam. Mẹ cô là bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc REE. Đây là doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán, cũng như đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Năm 2012, REE có doanh thu đạt gần 2.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng gần 600 tỷ đồng. Ông Nguyễn Ngọc Hải, bố đẻ của Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh cũng là một cổ đông lớn của REE khi nắm giữ 14,7 triệu cổ phiếu, tương đương 6% cổ phần công ty này. Không chỉ là một cô gái giàu có, Nhất Hạnh còn là một trong những thí sinh có điểm thi IELTS cao nhất Việt Nam. Khi mới 18 tuổi, tổng điểm trung bình IELTS của Nhất Hạnh đã đạt 8,5 ngay trong lần thi đầu tiên, trong đó kỹ năng đọc và viết lên tới 9,0. Ngoài tiếng Anh, Nhất Hạnh còn học thêm tiếng Tây Ban Nha khi còn ở bậc phổ thông. 5. Đặng Huỳnh Ức My - “Công chúa” ngành đường Đặng Huỳnh Ức My sinh năm 1981, là con gái của Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công - bà Huỳnh Bích Ngọc, người được mệnh danh là “nữ hoàng mía đường”. Cha của cô là ông Đặng Văn Thành - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Anh trai là ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). Ông Đặng Hồng Anh vừa từ nhiệm Thành viên HĐQT Sacombank. Ức My từng sang New Zealand học tập và lấy bằng cử nhân Quản trị kinh doanh - tài chính. Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, kết hợp với khả năng thiên phú, Đặng Huỳnh Ức My nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường.

Bài viết: http://news.zing.vn/10-tieu-thu-giau-co-noi-tieng-nhat-2013-post381444.html#home_featured.tinnong

Nguồn Zing Ne

Nhất Hạnh sinh ra trong một gia đình thuộc hàng giàu nức tiếng ở Việt Nam. Mẹ cô là bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc REE. Đây là doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán, cũng như đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Năm 2012, REE có doanh thu đạt gần 2.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng gần 600 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, bố ruột của Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh cũng là một cổ đông lớn của REE khi nắm giữ 14,7 triệu cổ phiếu, tương đương 6% cổ phần công ty này. Không chỉ là một cô gái giàu có, Nhất Hạnh còn là một trong những thí sinh có điểm thi IELTS cao nhất Việt Nam. Khi mới 18 tuổi, tổng điểm trung bình IELTS của Nhất Hạnh đã đạt 8,5 ngay trong lần thi đầu tiên, trong đó kỹ năng đọc và viết lên tới 9,0. Ngoài tiếng Anh, Nhất Hạnh còn học thêm tiếng Tây Ban Nha khi còn ở bậc phổ thông.

5. Đặng Huỳnh Ức My - “Công chúa” ngành đường

Đặng Huỳnh Ức My sinh năm 1981, là con gái của Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công - bà Huỳnh Bích Ngọc, người được mệnh danh là “nữ hoàng mía đường”. Cha của cô là ông Đặng Văn Thành - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Anh trai là ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal).Ông Đặng Hồng Anh vừa từ nhiệm Thành viên HĐQT Sacombank.

Ức My từng sang New Zealand học tập và lấy bằng cử nhân Quản trị kinh doanh - tài chính. Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, kết hợp với khả năng thiên phú, Đặng Huỳnh Ức My nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường.

Nữ doanh nhân trẻ tuổi và tài năng này hiện đang giữ những trọng trách lớn như Chủ tịch HĐQT tại công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), Thành viên HĐQT công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS), Thành viên BKS công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS).

6. Nguyễn Phương Anh - con gái bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tân Tạo

Cô chính là con gái đầu của bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Tân Tạo. Phương Anh sinh năm 1985, từng tốt nghiệp cử nhân Đạo diễn sân khấu. Cô cũng tốt nghiệp trường Đại học Oxford ( Anh) và là một trong ba người được trường Kịch nghệ Hoàng gia Anh (Royal Drama Academics School - RADA) chọn làm đạo diễn. Năm 2002, Phương Anh là một trong 10 sinh viên đạt điểm tuyệt đối về Luật của nước Anh. Đến năm 2003, Phương Anh lại đoạt giải nhì Văn chương toàn nước Anh, và năm 2004 cô đoạt giải nhì cuộc thi phim dành cho các đạo diễn đang là sinh viên ở Anh.

Hiện nay, cô quyết định tạm ngừng việc học để về nước tạo dựng một sự nghiệp mới còn rất non trẻ ở Việt Nam, đó chính là lĩnh vực truyền hình và công nghệ điện ảnh. Hiện nay Phương Anh là thành viên Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, ủy viên HĐQT của tập đoàn này. Theo bảng xếp hạng do VNE công bố, hiện Phương Anh đang nắm giữ lượng cổ phiếu tương đương với giá trị hơn 700 tỉ đồng tại tập đoàn Tân Tạo.

7. Trần Thị Quỳnh Ngọc - con gái duy nhất của doanh nhân quá cố Trần Văn Cường và Chủ tịch đương nhiệm tập đoàn Nam Cường - bà Lê Thị Thúy Ngà.

Trần Thị Quỳnh Ngọc được kỳ vọng là người kế thừa sản nghiệp do cha mẹ mình gây dựng. Trần Thị Quỳnh Ngọc được nhắc đến nhiều khi mẹ cô được cho rằng có khối tài sản giàu hơn cả bầu Đức khi lên sàn. Tại Nam Cường, lượng cổ phần Phó chủ tịch HĐQT Trần Thị Quỳnh Ngọc sở hữu lên tới 11,11%. Quy ra tiền mặt theo giá trị cổ phiếu, số tiền thuộc sở hữu của cô vào khoảng 500 tỷ đồng.

Tại tập đoàn Nam Cường, các cán bộ nhân viên tại đây đều ngầm hiểu, Ngọc chính là người thừa kế sản nghiệp của Nam Cường, do là con duy nhất của doanh nhân Trần Văn Cường. Tổng giám đốc tập đoàn Nam Cường hiện nay không có liên quan đến gia đình họ Trần, dù trùng họ.

8. Phạm Đỗ Diễm Hương - con gái ông Phạm Trung Cang - nguyên Chủ tịch TPC, nguyên Thành viên hội đồng sáng lập ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch Eximbank

Cô gái sinh năm 1989 gây sốt giới kinh doanh khi tại đại hội cổ đông thường niên năm 2013 hồi tháng 5 của Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (mã TPC), đã trúng cử vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty. Phạm Đỗ Diễm Hương là con gái ông Phạm Trung Cang - nguyên Chủ tịch TPC, nguyên Thành viên hội đồng sáng lập ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch Eximbank.

Cô gái trẻ này hiện đang sở hữu 896.700 cổ phiếu TPC, tương đương với 3,7% vốn. Trước đây, cô cũng thường xuất hiện trong danh sách cổ đông của ngân hàng ACB và Eximbank (EIB) cùng với các thành viên khác trong gia đình. Ông Phạm Trung Cang là Chủ tịch HĐQT công ty Nhựa Tân Đại Hưng nhiệm kỳ 2012 - 2016, đồng thời cũng là cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu của riêng ông và người thân lên đến hơn 24%. Ông là người đã gắn bó cùng TPC từ những năm 1978 trong cương vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.

9. Trầm Thuyết Kiều - con gái ông Trầm Bê

Trầm Thuyết Kiều sinh năm 1983 Tính đến 30/06/2013, Trầm Thuyết Kiều sở hữu số cổ phiếu trị trá 61,4 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Phương Nam. Cô cũng là Phó tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Phương Nam (nắm giữ 4,95 triệu cổ phiếu, tương đương 11% cổ phần).

10. Lê Thị Dịu Minh, con gái ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

Tổng tài sản: 81,1 tỷ đồng

Lê Thị Dịu Minh là một trong bốn người con gái của ông Lê Văn Quang, ông chủ Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) – một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thủy sản Việt Nam, và bà Chu Thị Bình, Phó Chủ tịch công ty này.

Mặc dù bà Thảo là người nắm nhiều cổ phần nhất trong số 4 người con gái của ông Quang tại Minh Phú, nhưng tên công ty lại được đặt theo tên của người em gái Lê Thị Minh Phú (không có cổ phần trong công ty).

Hiện tại, Dịu Minh sở hữu 3,16 triệu cổ phiếu MPC, tương ứng 81,1 tỷ đồng – tính theo thị giá đóng cửa của MPC phiên 23/8.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
10 tiểu thư giàu có - nổi tiếng nhất năm 2013
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO