Larry Page, CEO của công ty mẹ Google Alphabet đã chia sẻ với Business Insider những bài học về lãnh đạo doanh nghiệp mà ông đã học hỏi trong năm 2016.
Với mọi nhà lãnh đạo, khoảng thời gian kết thúc một năm và chào đón năm mới là thời điểm họ nhìn lại những điều bản thân đã làm được, học hỏi được và đặt ra mục tiêu cho năm mới.
“Đó là lý do vì sao tôi quyết định chia sẻ lại những bài học sâu sắc mà tôi đã học được về việc làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tốt, thuê được những nhân viên xuất sắc nhất và đạt được thành công trong sự nghiệp”, CEO Larry Page chia sẻ.
Yếu tố bất ngờ để trở thành một nhà lãnh đạo tốt
Thẳng thắn triệt để
Kim Scott - một nhân viên của Google nói rằng, cô ấy học được tầm quan trọng của việc cung cấp những phản hồi trung thực nhất đến khách hàng từ ông chủ của mình. Bên cạnh đó, chìa khóa để thành công với mọi doanh nhân chính là biết chăm sóc bản thân và thách thức bản thân. Điều đó nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.
>>Larry Page là CEO quyền lực nhất thế giới 2016
Đừng là chính mình ở nơi làm việc
Thay vì sống thật thoải mái với bản thân thì một nhà lãnh đạo có thể thử nghiệm làm việc theo nhiều phong cách khác nhau để tìm ra phương pháp lãnh đạo tốt nhất với từng trường hợp cụ thể. Herminia Ibarra - vị giáo sư của trường đại học kinh doanh Insead ở Paris cũng cho rằng một nhà lãnh đạo là chính mình thì khó có thể dẫn dắt được những người khác.
Bởi vì đôi khi, công việc sẽ khiến một nhà lãnh đạo bị mắc kẹt với những áp lực, toan tính. Họ không thể suy nghĩ với tư cách của bản thân mà phải nghĩ cho toàn bộ nhân viên, vì lợi ích của nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp.
Một khi ở một vai trò của một nhà lãnh đạo thì nên thích ứng với nhu cầu, hoàn cảnh khi làm việc còn đã hoàn thành công việc thì nên sống thật với bản thân, thoải mái hết mức có thể.
Lạm dụng từ “chỉ” có thể ảnh hưởng tới uy tín
Chiến lược lãnh đạo của Google và Apple đã chỉ ra rằng, nữ giới thường có xu hướng sử dụng từ “chỉ” nhiều hơn nam giới. Chẳng hạn như “Tôi chỉ muốn kiểm tra ở ..” hoặc “Tôi chỉ muốn muốn biết bạn đã quyết định điều gì".
Những “từ cho phép” đó mang một thông điệp khiến người khác cảm thấy bị lệ thuộc, ép buộc theo nhà lãnh đạo.
Khiêm tốn là cách phân biệt một nhà lãnh đạo tuyệt vời với những người bình thường
Nhà tư vấn phát triển khả năng lãnh đạo, ông Zenger Folkman đã thực hiện nghiên cứu trên 69.000 người quản lý và nhận định rằng, những người có thói quen đánh giá thấp khả năng của bản thân thường hoàn thành công việc hiệu quả nhất và nhận được nhiều sự tin tưởng của nhân viên. Ông cũng cho rằng, những người đánh giá thấp bản thân sẽ phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân hơn.
>>Google: Sự khác biệt giữa Larry Page và Sundar Pichai
Làm việc có ý nghĩa và quan tâm đến đồng nghiệp, nhân viên
Không phải nhân viên nào cũng làm việc vì tiền. Lẽ dĩ nhiên, lợi nhuận và tiền lương là quan trọng nhưng họ lại muốn làm việc hàng ngày với những con người thông minh, biết khuyến khích người khác và những người tạo nên sự khác biệt hơn.
Muốn tuyển dụng nhân tài, đừng quá lệ thuộc vào yêu cầu của công việc
Nghe có vẻ không liên quan nhưng Hannah Fry - một nhà toán học ở Đại học London cho rằng, biết khai thác thuật toán Gale Shapley hay còn gọi là thuật toán xe duyên, thuật toán ghép đôi ổn định sẽ giúp các nhà lãnh đạo tuyển dụng được những nhân viên phù hợp nhất có thể.
Thuật toán này đã chứng minh, trong mọi mối quan hệ, ai là người có nhiều sáng kiến hơn thì đó là người phù hợp nhất để lựa chọn.
Chìa khóa để đạt được thành công là tự hỏi bản thân thực sự muốn làm điều gì
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Jeff Weiner - CEO của tập đoàn LinkedIn đã nói rằng, bạn không thể hi vọng đạt được mục tiêu hoặc tối đa hóa thành công cho tới khi bạn tự hỏi bản thân mình sự muốn làm điều gì.
Bởi vì thông thường, nhiều người đã bỏ qua câu hỏi này mà bị cuốn theo dòng chủ nghĩa cơ hội, làm một công việc thu được lợi nhuận hơn trong khi bản thân lại thực sự không cảm thấy hứng thú và đam mê.