Ngành công nghiệp thể dục thể hình của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm, và đạt 113 triệu USD trong năm 2020 này. |
Gym công nghệ có gì lạ?
Theo Statistics, ngành công nghiệp thể dục thể hình của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm, và đạt 113 triệu USD trong năm 2020 này.
Mô hình phòng tập theo hướng hiện đại phát triển nhanh chóng với một số tên tuổi lớn như California Fitness & Yoga (thuộc tập đoàn CMG, Mỹ), Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness... Chỉ riêng CMG, ngoài chuỗi California Fitness & Yoga (dành cho khách hàng 25-35 tuổi), tập đoàn này đang sở hữu nhiều trung tâm khác với các thương hiệu như California Yoga Plus (chuyên về yoga), California Centuryon (dành cho hội viên trung niên), UFC Gym (giảng dạy môn võ phối hợp), California Kids (thể dục thể thao cho trẻ em). Trong số những tên tuổi trên, đã có những cái tên cán mốc doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Đơn cử như 25 FIT chỉ trong vòng hơn một năm hoạt động, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô thì 25 FIT khai trương đến 15 chi nhánh, trong đó có 5 chi chánh nhượng quyền.
Thành công của 25 FIT được lý giải nhờ sự hỗ trợ của công nghệ EMS (kích thích xung điện), công nghệ được sử dụng nhiều trong vật lý trị liệu, người tập chỉ bỏ ra 25 phút cho một buổi tập, gồm 5 phút chuẩn bị và 20 phút tập với máy và huấn luyện viên, những người bận rộn có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả.
Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành, bình quân chi phí một phòng tập bình dân tốn khoảng 500 triệu đồng. Còn mở một phòng tập cao cấp, diện tích 2.500m2, chi phí có thể lên đến 1,5 triệu USD. Những phòng tập quy mô gấp đôi, số tiền đầu tư có thể lên đến 5 triệu USD.
25 FIT làm điều ngược lại, họ chỉ thiết kế phòng tập cần mặt bằng khoảng 60m2, đủ cho 2 máy cùng các khu vực chức năng tiện ích khác nhưng có thể phục vụ tới 60 suất tập mỗi ngày. Hệ thống quản lý, đặt chỗ đã được số hoá giúp quy trình vận hành của họ trở nên dễ dàng, tiết kiệm nhân sự và đạt độ chính xác cao.
Với mô hình này, các chi nhánh nhượng quyền thương hiệu mới ra đời cách nay chưa lâu tối đa hoá doanh thu, tiến nhanh đến hoàn vốn và đạt lợi nhuận và mô hình này đã thu hút thêm những đối tác mới và 25 FIT đang gấp rút đưa vào hoạt động thêm 5 phòng tập mới trong tháng 12 tới..
Hai nhà sáng lập 25 FIT chia sẻ mô hình kinh doanh cùng đối tác |
Thời của tập gym bùng nổ
Được đánh giá là thị trường tiềm năng, trong những năm qua, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã thâm nhập vào Việt Nam thông qua con đường nhượng quyền. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Retail & Franchise Asia, 70% mô hình nhượng quyền hiện nay chuyên về dịch vụ như sức khỏe y tế, chăm sóc sắc đẹp, công nghệ, tài chính… trong đó, chăm sóc cá nhân là ngành dẫn đầu của năm 2020.
Bà Nguyễn Phi Vân cũng cho rằng, bản chất của nhượng quyền là chia sẻ sự thịnh vượng và cả rủi ro trong kinh doanh. Nhượng quyền, do vậy không đơn thuần chỉ là việc bán thương hiệu, treo bản lên rồi kinh doanh và thu về lợi nhuận từ thương hiệu sẵn có mà chứa đựng cả những rủi ro không thể lường trước. Vì vậy, các công ty khởi nghiệp cần khẳng định sự đặc biệt về dịch vụ và trải nghiệm, cập nhật xu hướng, tăng cường các giá trị cộng thêm như kết hợp các tiện ích xoay quanh khách hàng, có như vậy mới tăng sự khác biệt để cạnh tranh và tạo thành công.
Ông Sean T. Ngo - Giám đốc Điều hành của VF Franchise Consulting cũng cho rằng, những năm gần đây đã có sự bùng nổ của các thương hiệu trong ngành thể dục, làm đẹp. Bởi, giữ gìn sức khoẻ và vóc dáng ngày càng quan trọng đối với người trẻ và cả người già ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thu nhập tăng cao và nhận thức về lợi ích của lối sống lành mạnh đã giúp ngành này phát triển.
Người Việt ngày càng quan tâm tới sức khỏe, vóc dáng, đây là yếu tố giúp ngành công nghệ này đang bùng nổ. |
Rào cản lớn nhất của các nhà đầu tư nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực gym fitness là nguồn vốn. Trong đó, phần tốn kém nhất thuộc về các chi phí ban đầu như mặt bằng và trang thiết bị với các máy tập nhập khẩu từ nước ngoài. Đó là chưa kể chi phí để vận hành đội ngũ bán hàng, tiếp thị, xây dựng hệ thống huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Đó cũng là lý do 25 FIT đã tung ra mô hình nhượng quyền cho thuê nhằm “kéo” mức đầu tư ban đầu giảm gần 40% so với trước đây, từ 3,3 tỷ đồng xuống còn khoảng hơn 2 tỷ đồng/trung tâm.
Thực ra, mô hình franchise leasing vốn rất phổ biến tại các nước phát triển nhưng tại Việt Nam thì đây là lần đầu tiên. Theo tính toán, trong tổng chi phí nhượng quyền thương hiệu, có 40% nằm ở mục mua máy tập công nghệ EMS. Nhưng nhiều mô hình cũng biết cách "lách" bằng việc liên kết các công ty sản xuất thực hiện mô hình cho thuê máy hoặc trả góp dần.