Đâu rồi món ngon xứ Đài?

P.N.DŨNG| 10/06/2009 09:12

Từ lẩu Mông Cổ Bữa cơm tối đầu tiên của chúng tôi ở Đài Bắc khá ngon miệng. Ngon miệng vì hai lý do. Thứ nhất bụng đã đói sau một chuyến bay hơn ba tiếng và thời gian vận chuyển từ sân bay quốc tế Đào Viên về gần trung tâm thành phố mất gần một tiếng nữa.

Đâu rồi món ngon xứ Đài?

Từ lẩu Mông Cổ


Bữa cơm tối đầu tiên của chúng tôi ở Đài Bắc khá ngon miệng. Ngon miệng vì hai lý do. Thứ nhất bụng đã đói sau một chuyến bay hơn ba tiếng và thời gian vận chuyển từ sân bay quốc tế Đào Viên về gần trung tâm thành phố mất gần một tiếng nữa.

Thứ hai, khi bụng đã “lên tiếng” thì hướng dẫn viên, một bác trai sinh ra tại miền Nam Trung Quốc nhưng lớn lên ở Đài Loan đã hơn 60 năm, mời chúng tôi đi ăn lẩu Mông Cổ. Lẩu thì đã thử qua nhiều loại, nhưng đây là lần đầu nghe nói đến “lẩu Mông Cổ” mà lại ăn ở Đài Loan!


Mười thực khách ngồi quanh cái bàn tròn ở giữa có bếp điện với nồi nước dùng được ngăn thành hai, một bên đựng nước dùng cay xé lưỡi, một bên nước dùng không cay như thường thấy ở các nhà hàng bên Trung Quốc. Mỗi người lấy cái tô to và tự gắp những loại thịt, rau mình thích rồi trở về bàn mà “tự xử”. Nhiều loại rau nhúng tái ăn nóng hổi với những lát thịt bò, thịt heo, thị gà, thịt cừu chấm với nước tương đậu nành.


Chỉ tiếc là sống thời công nghiệp nên những lát thịt này được thái mỏng và đã cuốn tròn như những ống bánh quế bị đông lạnh, không còn nét mịn màng, ánh màu tươi, đỏ, hồng của những lát thịt bình thường! Và như thế cũng đã khác rất nhiều nếu so với các món Hoa mà người Việt thường dùng ở Sài Gòn - Chợ Lớn.


Thế là lẩu Mông Cổ “à la mốt” Đài Loan đã nếm qua. Kế tiếp, chúng tôi thử món xào. Cũng bắp cải, hành tây, ớt Paprika xanh, cà chua… và các thứ thịt đỏ, thịt trắng kể trên bỏ vào tô, rưới một muỗng nước tương và đưa cho một trong ba anh bếp, đứng quanh hai cái chảo đồng đường kính cỡ 1,5m, xào hộ. Cái món áp chảo này - tạm gọi là món “xào Mông Cổ” hóa ra ngon hơn.


Trông các bữa ăn đều không có “Taiwan Beer” giúp đưa cay, đây cũng là một khác biệt đáng kể khác so với phong cách ăn uống ở phố ta ngày nay. Không biết cánh đàn ông xứ Đài có thích uống bia hay không chứ trong các nhà hàng chúng tôi dùng bữa trong 6 ngày ở Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng, Hoa Liên đều không thấy họ vừa ăn vừa uống bia nhiều như ở Việt Nam.


...Đến thức ăn đường phố Đài Bắc

Tuy là ngày đầu tuần nhưng chợ đêm Sĩ Lâm, nổi tiếng là chợ đêm lớn nhất, sầm uất nhất Đài Loan, vẫn đông đúc, ồn ào, đủ màu sắc và mùi vị. Vì xen giữa các gian hàng bán áo quần thời trang, giày dép, túi xách, tóc giả, son phấn, mỹ phẩm, đồ da, đồ lót, đồ chơi trẻ em… là những không gian ẩm thực ven đường.


Từ chiếc xe đẩy bán những trái dâu tây to cỡ 1/3 trái chuối sứ vốn đã ngọt mà còn được tẩm thêm đường cho ngọt điếng đầu lưỡi, qua quầy bán bắp nướng phết xì dầu với thiết kế rất “công nghiệp” (gồm có thiết bị quạt tạo gió cho bừng đỏ bếp lửa than và thiết bị tự động xoay vần những trái bắp) đến quầy phá lấu thu hút đến cả những mỹ nhân trẻ trung, xinh đẹp với trang phục rất hợp thời trang ở tận bên phố Ginza, Tokyo.


Máy ảnh của chúng tôi đưa lên, các cô chẳng hề ngượng nghịu, thản nhiên một tay cầm đĩa một tay cầm đũa chọn những miếng phá lấu ưng ý nhất trong “rừng” phá lấu, một trong những món ngon của ẩm thực đường phố Đài Loan. Và còn rất nhiều nhà hàng mini phục vụ đủ loại món ăn đặc trưng của người Hoa lâu nay được người phương Tây gọi chung là “Chinese food” ở những con hẻm dài cắt ngang con đường chính, đi bộ đến mỏi chân tạo ra phố chợ đêm Sĩ Lâm. Trước một vài nhà hàng, quầy hoặc xe đẩy thực phẩm là khoảng bảy, tám khách xếp hàng chở đến phiên được phục vụ.


“20, 30 năm về trước, chợ đêm này hình thành trước nhất để bán quần áo, túi xách và các dụng cụ học tập cho sinh viên, học sinh vì quanh đây có rất nhiều trường học, Sĩ Lâm là nơi buôn bán tấp nập, 95% chủng loại hàng hóa là hàng made in Taiwan, giá rẻ”, bác hướng dẫn viên giải thích.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đâu rồi món ngon xứ Đài?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO