10 vụ thu hồi sản phẩm chấn động nước Mỹ năm 2010

25/01/2011 01:35

Hàng loạt sản phẩm bị thu hồi trong năm 2010, từ rèm cửa sổ, ghế đẩy cho trẻ em đến thuốc trị thiếu máu, đang làm gia tăng mối lo ngại cho người tiêu dùng.

10 vụ thu hồi sản phẩm chấn động nước Mỹ năm 2010

Hàng loạt sản phẩm bị thu hồi trong năm 2010, từ rèm cửa sổ, ghế đẩy cho trẻ em đến thuốc trị thiếu máu, đang làm gia tăng mối lo ngại cho người tiêu dùng.

Dưới đây là danh sách 10 vụ thu hồi sản phẩm đình đám nhất nước Mỹ năm 2010, theo tổng hợp của Newsweek.

1. Thuốc trị thiếu máu


Thuốc trị thiếu máu của J&J. Ảnh: thenewsoftoday

Tháng 9/2010, Amgen và công ty Centocor Ortho Biotech của Johnson & Johnson, Mỹ cùng nhiều công ty thành viên khác đã phải thu hồi hàng loạt lô thuốc trị thiếu máu Epogen/Procrit do có chứa vụn thủy tinh. Amgen thông báo rằng các mảnh thủy tinh “cực nhỏ” xuất hiện trong thuốc Epogen/Procrit là do kết quả của sự tương tác hóa học giữa thuốc với lọ thủy tinh trước khi hết hạn sử dụng dược phẩm.

2. Trứng


Trứng gà bị thu hồi hàng loạt do nhiễm khuẩn Salmonella. Ảnh: meattradenewsdaily

Vào tháng 8, quan chức y tế Mỹ đã thông báo với phóng viên trong một buổi họp báo rằng họ tìm thấy dòi, phân bón và cả động vật gặm nhấm tại hai công ty sản xuất trứng ở bang Iowa có liên quan đến việc người dân sợ mua phải loại trứng có nhiễm khuẩn salmonella.

Ông Micheal Taylor - ủy viên FDA về vấn đề thực phẩm cho hay: “Việc không quản lý tốt chất thải từ động vật đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn”.

Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ, từ ngày 1/5 đến 31/7, đã có tổng cộng 1.953 vụ ngộ độc liên quan đến khuẩn salmonella được báo cáo. Dù một vài trường hợp đã được chứng minh là không phải do ăn trứng, nhưng các báo cáo cũng cho thấy có ít nhất 23 bang đã bị ảnh hưởng bởi đợt thu hồi này.

3. Bánh sandwich


Bánh sandwich của Wal-Mart. Ảnh: moneywatch

Hè vừa qua, Wal-Mart đã phải thu hồi loại bánh sandwich nhãn hiệu Marketside Grab and Go sau khi nhà cung cấp của họ tuyên bố thu lại 1,7 tạ thịt bò và lợn vì nghi có nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes có khả năng gây tử vong.

Nhà cung cấp thịt cho Wam-Mart là Zemo - một công ty chế biến có trụ sở tại New York thuộc sở hữu của Tyson Foods. Chóng mặt, khó chịu ở bụng và cơ là các biểu hiện của việc nhiễm khuẩn này.

4. Thức ăn cho vật nuôi

Thức ăn cho vật nuôi của P&G. Ảnh: wellsphere

P&G đã phải thông báo mở rộng quy mô của cuộc thu hồi thức ăn sấy khô cho vật nuôi do các lo ngại về khuẩn salmonella. Các sản phẩm nhiễm độc vẫn còn rất nhiều ở các phòng khám thú y và cửa hàng bán vật nuôi trên khắp Mỹ và Canada. Chúng được làm tại một cơ sở riêng biệt, nơi sản phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

Tuy nhiên, động thái này chỉ mang tính chất phòng tránh và không có ca nhiễm salmonella cũng như hộp thức ăn nào nghi nhiễm được thông báo.

5. Máy pha cà phê


Máy pha cà phê bị thu hồi của GE. Ảnh: espressofacts

Wal-Mart đã cho thu hồi 900.000 máy pha cà phê của GE vào đầu năm vì có nguy cơ gây hỏa hoạn. Người tiêu dùng cũng được khuyên dừng sử dụng tất cả sản phẩm mang nhãn hiệu GE ngay lập tức và gửi trả lại Wal-Mart để lấy tiền bồi hoàn.

Vụ thu hồi này liên quan đến các máy pha cà phê loại 12 chén của GE được bán tại Wal-Mart trên khắp nước Mỹ từ 3/2008 đến 1/2010.

6. Xe ba bánh cho trẻ em


Xe ba bánh cho trẻ em của. Ảnh: toyinjuries

Công ty Fisher-Price của Mattel đã phải cho thu hồi hàng triệu xe đạp ba bánh cho trẻ em trên khắp Mỹ và Canada do nguy cơ gây chấn thương nghiêm trọng.

Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Mỹ (CPSP) và Sức khỏe Canada, kết hợp với Fisher Price, nói rằng có tổng cộng 7 triệu chiếc đã bị thu hồi tại Mỹ và con số này ở Canada là khoảng 150.000.

7. Cũi trẻ em


Cũi của Victori Land Group. Ảnh: growingyourbaby

Mùa thu năm 2010, Victory Land Group và CPSC đã tuyên bố thu hồi 34.000 chiếc cũi trẻ em loại có tấm chắn nâng lên được mang nhãn hiệu Heritage Collection vì lí do gây nghẹt thở và kẹt. CPSP cho biết họ đã nhận được 17 phàn nàn về loại cũi nói trên.

8. Nôi Bassettbaby


Nôi của Bassettbaby. Ảnh: babyproducts

Cuối mùa thu, khoảng 90.000 nôi trẻ em nhãn hiệu Bassettbaby với phần cứng bằng nhựa của Basser Furniture Industries cũng phải chịu chung số phận như nôi của Victoria Land Group.

Đã có tổng cộng 18 người phàn nàn về rãnh tấm chắn rời của loại nôi này. Cũng giống như nôi của Victory Land Group, khi tấm chắn này rời ra, nó sẽ tạo ra một kẽ hở, làm trẻ em bị mắc vào đó và gây ra ngạt thở. Bassett Furniture cũng nhận được 154 lời phàn nàn khác về việc nôi bị gãy trong quá trình vận chuyển, lắp ráp hoặc sử dụng.

9. Ghế đẩy


Ghế đẩy của Graco.

Bộ phận sản xuất sản phẩm cho trẻ em Graco của Newell Rubbermaid đã phải thu hồi 2 triệu ghế đẩy vì làm trẻ mắc kẹt.

Vụ thu hồi đã được thông báo sau khi CPSC và Graco nhận được 4 thông báo về việc trẻ sơ sinh mắc kẹt trên xe xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2005. CPSC nói rằng họ cũng đang xem xét 5 thông báo về việc mắc kẹt trên xe đẩy gây ra các vết xước và bầm tím cho trẻ.

10. Rèm cửa sổ


Rèm cửa của Lowe.

Đầu mùa đông năm 2010, công ty Lowe thông báo thu hồi gần 6 triệu rèm kéo hiệu Roman và khoảng triệu rèm cuốn do nguy cơ gây mắc kẹt. CPSC thông báo rằng họ đã xem xét 2 trường hợp trẻ bị mắc vào dây kéo rèm ở mặt sau loại rèm này khi đang nhìn ra ngoài cửa sổ.

Tháng 11/2009, một cậu bé 2 tuổi ở Arvada, Colorado đã bị dây kéo rèm cuốn chặt vào cổ và tay. Và tháng 7/2010, một cậu bé 4 tuổi khác ở Lexington, South Carolina cũng bị dây quấn quanh cổ sau khi vướng vào dây kéo rèm của Roman. Tuy nhiên, cho đến giờ, vẫn chưa có một lời phàn nàn nào về rèm cuốn của công ty nói trên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
10 vụ thu hồi sản phẩm chấn động nước Mỹ năm 2010
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO