![]() |
Ngày 18/7, Vườn quốc gia Pù Mát, tại Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) đã phát hiện ra quần thể vượn đen má trắng quý hiếm (Nomascus leucogenys) còn lại được biết đến lớn nhất.
![]() |
Ảnh smugmug.com |
Thông qua khảo sát bằng âm thanh, một kỹ thuật dựa trên việc nhận dạng bằng tiếng hót vào buổi sang sớm của loài này, CI đã xác nhận một quần thể đáng kể gồm 130 đàn (455 cá thể), làm cho nó trở thành ưu tiên cao nhất cho hoạt động bảo tồn cho loài này trên toàn cầu. (Hình ảnh có sẵn để tải về ở dưới cùng của thông cáo báo chí này)
Quần thể mới được thống kê này đại chiếm khoảng hơn hai phần ba tổng số quần thể của vượn đen má trắng ở Việt Nam và là quần thể còn tồn tại được xác định là khả quan nhất của loài này còn lại trên toàn thế giới. Lịch sử được phân bổ ở Trung Quốc, Việt Nam và Lào, loài linh trưởng bị đe dọa cao này được cho là đã tuyệt chủng ở Trung Quốc và tình trạng của loài này phần lớn là không được xác định tại Lào, do thiếu nghiên cứu, mặc dù số lượng lớn vẫn còn.
Tiến sỹ Russell A. Mittermeier, Chủ tịch IUCN/SSC Primate Specialist Group (Nhóm Chuyên gia về Linh trưởng) đồng thời là Chủ tịch của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, cho biết: "Tất cả 25 loài vượn khác nhau của thế giới đang bị đe dọa và không có nhiều hơn như vậy so với các loài vượn có mào ở Đông Dương, tám trong số đó, bao gồm cả vượn đen má trắng, đang trên bờ vực tuyệt chủng. Đây là một phát hiện vô cùng quan trọng, và nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của các khu vực được bảo vệ trong việc cung cấp nơi ẩn náu cuối cùng cho các loài động vật hoang dã đã suy giảm nhiều của khu vực ".
Công việc được thực hiện bởi CI suốt ba năm qua trong các vùng phân bố bị phân mảnh của loài này ở khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam cho tới nay đã mang lại kết quả đúng mức, với không một quần thể nào có quá 12 đàn được tìm thấy. Trong năm 2010, khu vực tập trung điều tra đã được chuyển tới Vườn quốc gia Pù Mát, CI và các nhân viên của vườn quốc gia, cùng với sự hỗ trợ từ Tổ chức Bảo tồn Động thực vật quốc tế (Fauna & Flora International), Arcus Foundation và Sprague-Nowak SE Asia Biodiversity Initiative, đã sử dụng kỹ thuật lấy mẫu âm thanh để nghiên cứu khu vực này.
Vượn sống theo lãnh thổ và khẳng định vùng sống của chúng bằng cách phát ra tiếng kêu to, phức tạp và kéo dài (nghe và tải về tập tin âm thanh ở dưới cùng của thông cáo báo chí này). Bằng cách ghi lại những tiếng hót này, dữ liệu được thu thập trên các nhóm vượn trong khu vực được khảo sát và được sử dụng để xác định số đàn trong toàn bộ vườn quốc gia. Quần thể còn lại này được phát hiện trong các khu vực rừng rậm, ở vùng xa có độ cao tương đối so với mặt nước biển giáp biên giới Việt-Lào, nơi chúng cách ly với các cộng đồng dân cư xung quanh. Phát hiện mới nhất này tạo ra niềm hy vọng lớn cho tương lai của loài linh trưởng đẹp và độc đáo này.
Tuy nhiên, sự phát triển đường giao thông trong khu vực này đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tương lai của loài vượn này, thành trì toàn cầu này đã tồn tại nhờ sự xa xôi cách trở của môi trường sống. Các tuyến đường này, được thiết kế để tăng cường tuần tra biên giới giữa Việt Nam và Lào sẽ xuyên thẳng qua môi trường sống của loài vượn này. Điều này có thể có tác động thảm khốc đến quần thể này, vì những con đường này sẽ chia cắt môi trường sống và tạo điều kiện cho các hoạt động bất hợp pháp và có hại, chẳng hạn như săn bắn và khai thác gỗ. Nếu không được bảo vệ, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự suy giảm môi trường sống cuối cùng để loài này tồn tại trong tự nhiên tại Việt Nam.
Ben Rawson, chuyên gia linh trưởng của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, người đã dẫn đầu dự án nghiên cứu vượn, giải thích: "Chúng tôi vô cùng phấn khởi về phát hiện này. Pù Mát đã là nơi quan trọng vì sự đa dạng tuyệt vời của các loài và vì những lợi ích mà nó mang lại cho các cộng đồng xung quanh, và bây giờ nó là một ưu tiên hàng đầu cho công tác bảo tồn vượn toàn cầu."
Rawson tiếp tục, "Thực tế là chúng tôi rất vui mừng về sự phát hiện 130 đàn vượn đen má trắng duy nhất là biểu hiện của tình trạng của loài này và các loài vượn mào nói chung; chúng là một số trong số những loài bị đe dọa nhất trên thế giới. Điều quan trọng cần nhớ rằng công tác bảo tồn tại Vườn quốc gia Pù Mát là quan trọng không chỉ đối với đa dạng sinh học, mà cả vì lợi ích của nó mang lại cho người dân, cũng vì đây là đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt và làm nông nghiệp cho 50.000 người."
![]() |
Ảnh smugmug.com |
Chuyên gia nghiên cứu linh trưởng Lưu Tường Bách, một tư vấn của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, người đứng đầu khảo sát thực tế, nói thêm: "Chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi có thể ngăn chặn đường giao thông, vì vậy giải pháp tốt nhất là đưa ra mục tiêu bảo vệ quần thể vượn này tại những khu vực trọng yếu. Vấn đề chính sẽ là sự săn bắn loài vượn này mà trước đây được bảo vệ bởi địa hình trắc trở, vì vậy việc kiểm soát súng sẽ có ý nghĩa quan trọng. Nếu không có sự bảo vệ trực tiếp trong Vườn quốc gia Pù Mát, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị mất loài này trong tương lai gần."