Tổng thống Trump theo đuổi chính sách "can thiệp ngoại hối"?

KHỞI THỨC| 03/09/2018 06:00

Thao túng tiền tệ là "câu cửa miệng" mà Tổng thống Donald Trump dùng để nói về Trung Quốc và EU trong cuộc chiến tranh thương mại đang xảy ra.

Tổng thống Trump theo đuổi chính sách

Các nhà quan sát ở phố Wall cho rằng có khả năng ông Trump sẽ khởi động một chiến dịch để làm suy yếu đồng USD như là cách giảm thâm hụt thương mại. "Cuộc tranh cãi về thương mại sẽ ngày càng liên quan đến các vấn đề tiền tệ” - Charles Dallara - một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, nói. Ông cũng là một trong những kiến trúc sư của Thỏa ước Plaza năm 1985 giữa Mỹ và bốn nước khác cùng nhau giảm giá đồng USD.

Dallara không sử dụng cụm từ "thao túng tiền tệ”. Có điều gì đó miễn cưỡng với cụm từ này giữa các nhà phân tích khi liên kết với Mỹ, một nước luôn tôn trọng nguyên tắc thị trường tự do. Họ thích gọi là "can thiệp ngoại hối". Để chuyện ngữ nghĩa qua một bên, sự chuyển dịch sang chính sách bảo hộ mậu dịch và can thiệp ngoại hối theo Thỏa ước Plaza 1985 không chỉ tác động đến thị trường tiền tệ 5.100 tỷ USD mỗi ngày cũng như làm suy yếu địa vị của đồng đô la với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới, mà còn làm suy yếu nhu cầu về tài sản của Mỹ.

Kể từ khi rơi vào tình trạng ba năm liền giá trị thấp, tính đến tháng 4/2018, đồng đô la Mỹ đã tăng giá gần 6% - theo Bloomberg Dollar Spot Index. Đồng USD đã tăng mạnh nhất trong quý vừa rồi kể từ năm 2016, so với 16 đồng tiền chính.

Link bài viết

Mỹ cũng là nước ủng hộ Hiệp ước G-20, theo đó các nền kinh tế thành viên sẽ "tránh phá giá cạnh tranh và sẽ không nhắm đến tỷ giá hối đoái vì các mục đích cạnh tranh". Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện một xu hướng đảo lộn nguyên trạng. Kể từ khi nhậm chức, ông đã nhiều lần nói về việc muốn một đồng đô la yếu hơn để hỗ trợ sản xuất của Mỹ. Chính phủ của ông ít nhất cũng tỏ ra thờ ơ với quan điểm truyền thống đồng USD mạnh.

Sau một loạt tweet, qua đó ông Trump phàn nàn rằng đồng USD đang mài mòn "lợi thế cạnh tranh" của Mỹ. Michael Feroli - kinh tế trưởng của JPMorgan Chase viết trong một báo cáo, rằng không thể loại trừ khả năng chính phủ sẽ can thiệp vào các thị trường tiền tệ để làm suy yếu đồng USD.

Cả Deutsche Bank lẫn OppenheimerFunds đều lặp lại quan điểm này, cho rằng sự can thiệp vào đồng đô la không còn xa vời nữa. Zach Pandl - đồng giám đốc chiến lược hối đoái toàn cầu của Goldman Sachs cho rằng một chính sách không thận trọng để đeo đuổi đồng đô la yếu có thể làm các nhà đầu tư nước ngoài tránh né các tài sản của Mỹ, kể cả trái phiếu kho bạc và làm tăng chi phí lãi suất đối với khách hàng vay tiền.

Có một số dấu hiệu cho thấy sức ép dai dẳng của ông Trump lên đồng USD có thể đã có ảnh hưởng bất lợi về nhu cầu sở hữu tài sản của Mỹ ở nước ngoài. Cổ phần nước ngoài của trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm xuống 41%, trong đó chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc và chủ nợ lớn thứ hai là Nhật Bản đã giảm cổ phần đến mức thấp nhất. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tổng thống Trump theo đuổi chính sách "can thiệp ngoại hối"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO