Sự sáng tạo giải cứu kinh tế thế giới

HÀ CÚC| 05/02/2015 04:48

Sáng tạo để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ giúp cho cuộc sống tốt hơn là liều thuốc cứu rỗi cho sự trì trệ kinh tế thế giới.

Sự sáng tạo giải cứu kinh tế thế giới

Bloomberg công bố bảng tổng sắp Chỉ số Sáng tạo toàn cầu và nhấn mạnh sáng tạo chính là "thuốc giải độc" cho mọi sự trì trệ kinh tế.

Đọc E-paper

Tỷ phú đầu tư mạo hiểm Jim Breyer đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Thụy Sĩ năm nay với một thông điệp lạc quan. "Đây là thời gian kỳ diệu. Đổi mới đang diễn ra trên thế giới nhanh hơn bao giờ hết", người sáng lập và CEO của Breyer Capital cho biết.

Lời tuyên bố này trái ngược với những cảnh báo u ám được các nhà lãnh đạo đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos. Chẳng hạn, dự báo kinh tế Nhật Bản và châu Âu chỉ tăng trưởng khoảng 1% trong năm nay và các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc và Nga đang giảm tốc độ...

"Thuốc giải độc tốt nhất cho sự trì trệ này là sự đổi mới khi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ giúp cho cuộc sống tốt hơn, cho dù đó là máy lạnh, vắc xin, hoặc tin nhắn thanh toán ngân hàng.

Quốc gia nào cũng muốn thúc đẩy văn hóa đổi mới nhưng việc này không hề dễ dàng. Tôi đã có hàng chục cuộc họp trong những năm qua với các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới. Những người này đều hỏi làm thế nào để có thể xây dựng Silicon Valley tại đất nước của họ”, Breyer nói.

Xếp hạng của 50 quốc gia sáng tạo nhất thế giới của Bloomberg  là một cách tiếp cận những câu hỏi này, tập trung vào 6 hoạt động hữu hình đóng góp cho sự đổi mới: nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất, số lượng các công ty công nghệ, giáo dục sau trung học, tài năng nghiên cứu, và số lượng bằng sở hữu sáng chế.

Theo đó, Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng tổng thể của năm nay, Hoa Kỳ thứ 6 và Trung Quốc thứ 22. Trong lĩnh vực R&D, Hàn Quốc vượt trên cả Israel và Nhật Bản để giữ vị trí dẫn đầu, đặc biệt với hoạt động kinh doanh năng nổ của những công ty hàng đầu như Samsung với chi phí R&D của năm 2014 lên tới 14 tỷ USD. Hàn Quốc cũng dẫn đầu về sở hữu phát minh trong nhóm top 5 có Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Đức.

Lĩnh vực chuyên gia nghiên cứu cho biết số chuyên gia nghiên cứu trên 1 triệu dân. Chẳng hạn, tỷ lệ số chuyên gia làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu của Phần Lan là 7.482 người, so với Mỹ là 3.979 người và Thái Lan là 332 người.

Theo đó, trong lĩnh vực này, Phần Lan đang tiếp tục dẫn đầu. Sau thất bại của Hãng điện thoại Nokia, Phần Lan đã nỗ lực cải thiện nhiều điều kiện để phát triển các tài năng công nghệ. Lĩnh vực nóng nhất hiện nay của Phần Lan là phát triển game sau sự bùng nổ của game Angry Birds. Iceland (sinh học phân tử), Israel (phần mềm), Đan Mạch (dược phẩm), Singapore (điện tử) nằm trong top 5 của lĩnh vực này.

Lĩnh vực sản xuất chiếm tới 68% ngân sách R&D của Mỹ trong năm 2011. Bloomberg đã đo lường hoạt động R&D dựa trên giá trị cộng thêm cho sản xuất, qua đó tăng thứ hạng của các quốc gia tập trung sản xuất trong các lĩnh vực dược phẩm, ô tô, máy tính...

Thụy Sĩ, quê hương của các hãng dược khổng lồ như Novatis và Hoffmann La Roche, dẫn đầu hạng mục này. Trung Quốc trái lại, dù là công xưởng khổng lồ của thế giới nhưng chỉ đứng thứ 41 vì sản xuất công nghệ thấp và giá trị gia tăng trên đầu người thấp.

Hạng mục giáo dục sau trung học đo lường lực lượng lao động tương lai của một quốc gia. Ở hạng mục này, Nga mặc dù nổi tiếng về toán và khoa học nhưng sáng tạo chưa phải là thế mạnh của quốc gia này. Trong nhóm thấp nhất có Pakistan, Kenya, Brazil và Indonesia.

Ở hạng mục công ty công nghệ, đáng chú ý là vị trí xếp hạng không tương đồng với quy mô nền kinh tế hay dân số. Không ngạc nhiên khi Mỹ vượt qua nhiều quốc gia khác để dẫn đầu về số lượng các công ty công nghệ khổng lồ như Apple (625 tỷ USD), Google (342 tỷ USD), Facebook (210 tỷ USD) đến Intel (175 tỷ USD)... 

>Khơi nguồn sáng tạo bằng những chiêu lạ đời
>Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuộng tính sáng tạo
>5 cách để sáng tạo nhanh hơn
>Sáng tạo là làm điều ai cũng biết

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sự sáng tạo giải cứu kinh tế thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO