"Chiến lược bù đắp thứ ba" răn đe Trung Quốc

LAM HỒNG| 21/06/2015 01:07

Mặc dù vẫn là quân đội hùng mạnh nhất nhưng khả năng áp đảo của Mỹ trên toàn thế giới, duy trì kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, hiện đang bị đe dọa. Để giữ lợi thế về quân sự, Mỹ đang thực hiện "Chiến lược bù đắp thứ ba" bằng các dòng vũ khí mới.

Mặc dù vẫn là quân đội hùng mạnh nhất nhưng khả năng áp đảo của Mỹ trên toàn thế giới, duy trì kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, hiện đang bị đe dọa. Để giữ lợi thế về quân sự, Mỹ đang thực hiện "Chiến lược bù đắp thứ ba" bằng các dòng vũ khí mới.

Đọc E-paper

Trong quá khứ, quân đội Mỹ đã khai thác công nghệ để bù đắp những bất lợi so với các đối thủ. Đối mặt với lực lượng thông thường của Liên Xô lớn hơn nhiều ở châu Âu, lần đầu tiên Mỹ dựa trên sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân để tái cân bằng và răn đe (trong thập niên 1950). Sau đó, khi Liên Xô bắt kịp, Mỹ đã đầu tư vào hệ thống "tấn công sâu" có thể phát hiện và phá hủy các mục tiêu ở xa với đầu đạn dẫn đường chính xác (từ cuối năm 1970).

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ đã thử nghiệm thành công bom thông minh và chiến tranh điện tử. Trong thập niên qua, Mỹ đã áp dụng nhiều mô hình chiến tranh công nghệ tại Iraq và Afghanistan, đồng thời răn đe các đối thủ tiềm năng như Trung Quốc, Nga, Iran và CHDCND Triều Tiên.

Trong số này, Trung Quốc đang nổi lên là lực lượng đe dọa vị trí của quân đội Mỹ. Với tham vọng trở thành siêu cường quốc, Trung Quốc đã cấp tốc tăng ngân sách để phát triển quân đội, cùng thời điểm nước này đang quyết đoán hơn đối với chiến lược thôn tính phi pháp Biển Đông, đe dọa và cản trở chiến lược xoay trục về châu Á của chính quyền Barack Obama.

Quân đội Trung Quốc thời gian gần đây đã phô trương sức mạnh bằng tên lửa dẫn đường chính xác trên đất liền, tàu ngầm và máy bay chiến đấu được trang bị tên lửa chống hạm, vũ khí điện tử, hacker... với mục tiêu chính nhắm vào Mỹ. Mới đây, Trung Quốc thử thành công vũ khí siêu thanh WU-14 mà giới quan sát quân sự cho rằng Bắc Kinh đang củng cố khả năng răn đe hạt nhân nhằm phản ứng việc Washington can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. 

>>Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất” trong căng thẳng Biển Đông

Trung Quốc đang đầu tư vào một số năng lực mới như chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực (A2/AD) với mục tiêu đặc biệt là biến Tây Thái Bình Dương thành một khu vực cấm ra vào đối với quân đội Mỹ.

Các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình thông thường của Trung Quốc có thể tấn công các cơ sở lớn của Mỹ ở khu vực này, chẳng hạn như căn cứ không quân Kadena, ở Okinawa, Nhật Bản. Cũng nhắm tới việc răn đe các đồng minh của Mỹ tại châu Á, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có khả năng tấn công nhiều mục tiêu nằm dọc chuỗi đảo ở Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan và trọng tâm là Nhật Bản.

chi phí quốc phòng các nước doanhnhansaigon

Theo tính toán của Công ty Tư vấn quân sự IHS Janes, ngân sách quốc phòng của Mỹ gần đây chiếm hơn 4% GDP, được dự báo sẽ giảm xuống dưới 3% vào cuối thập niên này. Trong khi đó, dự toán ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2015 sẽ đạt mức 144 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm ngoái.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), sức mạnh của quân đội Mỹ vẫn đảm bảo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, từ đó gần như tất cả các nước được hưởng lợi, chứ không chỉ các đồng minh của Mỹ. Nếu Mỹ mất thế mạnh công nghệ quân sự, các nước phá vỡ luật lệ như Trung Quốc sẽ trỗi dậy.

Trong bối cảnh chủ nghĩa cực đoan trỗi dậy và tình hình thế giới bất ổn, Hạ viện Mỹ tháng 5 đã thông qua một dự luật về chính sách quốc phòng trị giá gần 612 tỷ USD sau khi cắt giảm mạnh chi tiêu. Dự luật vừa được Hạ viện Mỹ thông qua trên chuẩn chi 515 tỷ USD cho việc chi tiêu cho quốc phòng và 89,2 tỷ USD cho quỹ chiến tranh khẩn cấp, còn 7,7 tỷ USD khác là khoản ngân sách quốc phòng bắt buộc mà không cần phải có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ.

Theo Reuters, Lầu Năm Góc đã có kế hoạch gọi là Sáng kiến đổi mới quốc phòng để bảo đảm Mỹ tiếp tục dẫn đầu về lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ tiềm tàng. Ngân sách mới này sẽ được đầu tư cho vũ khí hạt nhân, năng lực kiểm soát vũ trụ, các cảm biến hiện đại, chiến tranh mạng và phòng thủ tên lửa, các thiết bị lặn không người lái, vũ khí tốc độ cao, vũ khí laser và công nghệ súng điện từ trường. Các kế hoạch chi tiêu đầu tư mới về quân sự của Mỹ là cần thiết nhằm giải quyết các mối đe dọa ở các khu vực, và tận dụng các công ty thương mại chuyên về sản xuất robot, công nghệ tự động và công nghệ chủ chốt khác.

> Quan hệ quân sự Mỹ - Trung Quốc không suôn sẻ

>Chiến lược Quân sự Trung Quốc

> Máy bay Mỹ sẽ theo dõi hoạt động quân sự Trung Quốc 

>Châu Á dẫn đầu chi tiêu quân sự toàn cầu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Chiến lược bù đắp thứ ba" răn đe Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO