Tại sao một bệnh thành hai?

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG| 06/07/2013 07:10

Tiểu đường, theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, đã từ lâu nằm trong danh sách bệnh phổ biến của nam giới từ tuổi trung niên trở lên. Thống kê cho thấy, đàn ông từ độ tuổi 50 trở lên là "miếng mồi ngon" của căn bệnh nhiêu khê vì máu bỗng dưng "quá ngọt"!

Tại sao một bệnh thành hai?

Tiểu đường, theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, đã từ lâu nằm trong danh sách bệnh phổ biến của nam giới từ tuổi trung niên trở lên. Thống kê cho thấy, đàn ông từ độ tuổi 50 trở lên là "miếng mồi ngon" của căn bệnh nhiêu khê vì máu bỗng dưng "quá ngọt"!

Đọc E-paper


Nguyên nhân không còn là chuyện mù mờ từ khi thầy thuốc hiểu rõ hơn về mãn dục nam, về giai đoạn giảm dần testosteron kể từ tuổi 30. Càng thiếu testoseteron, đường huyết càng mau giao động theo chiều hướng "bắt chước vật giá”, nghĩa là nhích dần lên trên rồi ở luôn trên cao!

Muốn lượng đường đừng ở lại quá lâu trong máu rồi sinh sự, chất đường cần được huy động vào bắp thịt, càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng hay. Người bệnh tiểu đường vì thế rất cần khối lượng bắp thịt làm nơi đốt cho hết chất đường.

Kẹt một nỗi là càng thiếu testosteron càng dễ nhão cơ. Lượng đường trong máu càng giao động, bắp thịt càng thoái hóa. Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục với hậu quả tất nhiên nghiêm trọng.

Chuyện buồn chưa dừng lại. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu gần đây, hiện không còn ai nghi ngờ phía sau của nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim là sự phá hoại ngấm ngầm của bệnh tiểu đường.

Dễ hiểu vì xơ vữa động mạch là biến chứng hầu như khó tránh trong bệnh tiểu đường nếu như thầy thuốc và bệnh nhân không tìm được giải pháp để cùng nhau "cầm chân" lượng đường trong máu. Nhưng "đổ tội" hết cho đường huyết thì sai.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh người thiếu testosteron dễ bị biến chứng hơn người dù đường huyết dao động nhưng không thiếu nội tiết tố này.

Vì tên gọi là "tiểu đường" nên mười người hết chín tưởng bệnh này nhiêu khê vì hậu quả của rối loạn biến dưỡng chất đường.

Đúng là bệnh khởi phát do đường huyết không còn trong vòng kiểm soát của tụy tạng khiến đường ở lại trong máu quá lâu, nhưng bệnh tiểu đường sở dĩ khó chữa về lâu về dài vì trục trặc với chất đường bao giờ cũng dẫn đến rối loạn biến dưỡng chất béo!

Đó là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường dù không dư cân hay béo phì, thường khi thậm chí suy dinh dưỡng, lại tăng mỡ trong máu, đặc biệt là loại gây xơ vữa mạch máu, gây thuyên tắt vi mạch, như Triglyceride.

Cũng vì rối loạn biến dưỡng chất béo "nhanh chân ăn theo" nên bệnh tim mạch bao giờ cũng đồng hành với bệnh tiểu đường.

Chuyên gia ngành tim mạch đã quả quyết là phía sau của hơn 50% trường hợp tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim là có nguyên nhân ngấm ngầm từ bệnh tiểu đường.

Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ tử vong ở người vừa cao huyết áp vừa bị bệnh tiểu đường cao tối thiểu gấp ba lần người tuy có bệnh tim mạch nhưng không vướng bệnh tiểu đường!

Biết là đàn ông từ tuổi 50 không nên thiếu testosteron nhưng không thể, vì thế mà nhắm mắt tiếp sức với nội tiết tố để rồi trả giá bằng phản ứng phụ khó lường.

Phía sau của hơn 50% trường hợp tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim là có nguyên nhân ngấm ngầm từ bệnh tiểu đường. Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ tử vong ở người vừa cao huyết áp vừa bị bệnh tiểu đường cao tối thiểu gấp ba lần người tuy có bệnh tim mạch nhưng không vướng bệnh tiểu đường!

Thay vì liệu pháp đau đâu chữa đó, thiếu gì bù nấy, việc áp dụng các phương tiện sinh học, như hoạt chất trong cây thuốc chọn lọc, để cung cấp cho cơ thể các chất có công năng hưng phấn tiến trình tổng hợp nội tiết tố đồng thời giải quyết khúc mắc trong khâu thần kinh - nội tiết - biến dưỡng, chính là đáp án để người chưa bệnh có thể phòng bệnh, để người nếu lỡ vướng bệnh tiểu đường vẫn có cuộc sống với chất lượng như mong muốn.

Không lạ gì nếu thầy thuốc khắp nơi đang đặt nặng giá trị vào việc áp dụng cây thuốc, như Eurycoma Longifolia, vì đã được xác minh hiệu năng bổ dương, nếu nói theo Đông y, hay theo cơ chế tác dụng "tương tự testosteron" nếu nói theo Tây y, như biện pháp một công hai việc.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tại sao một bệnh thành hai?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO