Trong những năm cuối thập niên 1970, cụm từ "Hội chứng nhà hàng Trung Hoa" (CRS) được mô tả như mỏi gáy, mệt mỏi, tim đập nhanh... được phỏng đoán là do các thành phần như rượu, muối, nước tương hay bột ngọt là một chủ đề được công chúng quan tâm.
Đọc E-paper
>>Dùng bao nhiêu bột ngọt là hợp lý?
Thuật ngữ và những suy xét trên xuất phát từ BS. Robert Ho Man Kwok và các cộng sự của ông sau khi vị bác sĩ này thưởng thức các món ăn Trung Quốc và gặp phải triệu chứng trên, kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ.
Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm nguyên nhân của "Hội chứng nhà hàng Trung Hoa" dựa trên những phỏng đoán của BS. Kwok. Với giả thuyết nguyên nhân là bột ngọt, các kết quả nghiên cứu đưa đến những kết luận không đồng nhất gây nên tranh cãi trong giới khoa học về phương pháp nghiên cứu chuẩn trong suốt nửa cuối thế kỷ XX.
Cuối cùng, năm 1995, Hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB) của Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (US FDA) đã đưa ra khuyến cáo về mô hình nghiên cứu trong việc đánh giá nguyên nhân của "Hội chứng nhà hàng Trung Hoa".
Dựa theo mô hình mù kép, có đối chứng giả dược và nghiên cứu tại nhiều giai đoạn khác nhau, như khuyến cáo của FASEB, năm 2000, nhà khoa học Geha và cộng sự đã kết luận "Hội chứng nhà hàng Trung Hoa" hoàn toàn không phải do nguyên nhân từ bột ngọt.
Đến hôm nay, các nhà khoa học vẫn thừa nhận sự tồn tại của "Hội chứng nhà hàng Trung Hoa", nhưng nguyên nhân không phải là bột ngọt và vẫn là một ẩn số đang được tìm kiếm.