Lần hồi gỡ khó

LÊ LOAN| 29/02/2012 05:11

Thua” tại phân khúc hàng thấp cấp, “lép vế” ở lĩnh vực công nghệ cao, doanh nghiệp (DN) trong ngành điện tử Việt Nam bị kẹt ở thế khó có đường ra. Cùng lúc rốt ráo làm nhiều việc, vừa chuyển dịch cơ cấu, vừa tìm kiếm thị trường, DN trong ngành mới vọng giải được thế khó.

Lần hồi gỡ khó

“Thua” tại phân khúc hàng thấp cấp, “lép vế” ở lĩnh vực công nghệ cao, doanh nghiệp (DN) trong ngành điện tử Việt Nam bị kẹt ở thế khó có đường ra. Cùng lúc rốt ráo làm nhiều việc, vừa chuyển dịch cơ cấu, vừa tìm kiếm thị trường, DN trong ngành mới vọng giải được thế khó.

Theo VEIA, DN điện tử Hàn Quốc sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam (Ảnh: Dây chuyền sản xuất của nhà máy Samsung tại Bắc Ninh)

Cao không tới, thấp không qua

Theo ông Lê Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Điện tử và Tin học Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), toàn bộ kinh phí hỗ trợ xúc tiến từ phía chính phủ cho VEIA đến thời điểm này đã bị cắt hết do ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn chung của thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Do đó, phần lớn DN trong nước đã phải tự trang trải mọi hoạt động xúc tiến của mình. Song, với tính đặc thù của ngành, DN đã khó càng thêm khó.

Bởi DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử không có khả năng đầu tư vào công nghệ cao, còn đầu tư vào sản xuất hàng hóa điện tử cho thị trường cấp thấp thì “địch không lại” các DN Trung Quốc.

Cơ hội còn lại cho các DN Việt Nam là phải nhanh chóng từng bước dịch chuyển trong cơ cấu sản phẩm.

Cụ thể, nếu trước đây đa số DN điện tử Việt Nam chủ yếu tham gia lĩnh vực gia công, lắp ráp các mặt hàng gia dụng, dân dụng, thì nay nên chuyển sang làm các mặt hàng chuyên dụng khác như: thiết bị điện tử trong lĩnh vực công nghiệp, y tế...

Công ty CP Điện tử Tân Bình (VTB) là trường hợp điển hình, từ gia công lắp ráp tivi, giờ đã chuyển sang làm các thiết bị y tế, thiết bị về điện tử chuyên dụng, do hiện nay hàng lắp ráp không bán được.

Bên cạnh yếu tố thay đổi cơ cấu, DN còn phải tự tìm kiếm thị trường tiềm năng. Trên thực tế, VEIA cũng tham gia một số dự án của các tổ chức như Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), hoặc các nhà tài trợ để mở rộng sự hợp tác.

Trước tình hình tài chính eo hẹp, giải pháp trước mắt của VEIA là tăng cường hội thảo giữa các hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước, đồng thời đặc biệt quan tâm tới những thị trường điện tử có quy mô lớn và phát triển rất mạnh ở Thái Lan, như: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...

Kế đó là hoàn thiện website của VEIA để có thể đẩy mạnh kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2012.

“Sóng” mới, thị trường cũ

Theo Chương trình hợp tác và phát triển của Bộ Phát triển kinh tế Hàn Quốc (MEK), Trung tâm Công nghệ Thiết bị phát thanh truyền hình (KOBEC), Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc (KEA), Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC), VEIA cũng đã phối hợp tổ chức họp mặt “Giao lưu thương mại thiết bị phát thanh, truyền hình” với sự tham gia của 25 DN Hàn Quốc và Việt Nam.

Trên tinh thần hợp tác, cuộc họp mặt tập trung chủ yếu vào việc giới thiệu các nhà sản xuất, kinh doanh từ phía Hàn Quốc trong lĩnh vực âm thanh, ánh sáng, phát thanh, truyền hình với các DN hội viên VEIA.

Theo ông Sơn, phần lớn DN hội viên VEIA hoạt động trong các ngành hàng điện tử, công nghiệp phần cứng máy tính và các sản phẩm điện tử. Nhưng hiện nay, để phát triển phần cứng máy tính là rất khó.

Hàn Quốc được đánh giá còn mạnh hơn cả Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển nền công nghiệp điện tử vì Hàn Quốc thay đổi mẫu mã rất nhanh và tập trung đầu tư vào công nghệ rất lớn (điển hình là Tập đoàn Sam Sung, LG).

Do đó, giao lưu là cơ hội tốt để ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất, thiết kế, chế tạo, đồng thời cũng là cơ hội kinh doanh, đầu tư, chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc cho các DN Việt Nam.

Theo ông Seok jun Jang, phụ trách phát thanh truyền hình tại KEA, hiện các DN Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, vì sản xuất tại Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích trong việc chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư kinh doanh, trước mắt là ở lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Trong tương lai, các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, ô tô, điện tử của Hàn Quốc cũng sẽ tiếp tục vào Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy. Dự báo, các DN Hàn Quốc sẽ đầu tư vào Việt Nam rất nhanh và mạnh.

Có thể nói, hiện ngành điện tử Việt Nam đang đón hai làn sóng cơ hội từ phía Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thế nhưng, nếu xét về đặc thù DN, phía Nhật rất kỹ lưỡng trong việc tìm kiếm đối tác, nên quá trình xúc tiến cũng còn chậm.

Trong khi đó, phía Hàn Quốc liên tục thay đổi mẫu mã, quy mô DN cũng không lớn, nên rất thích hợp với các DN Việt Nam.

Tuy nhiên, đến với buổi giao lưu cùng VEIA lần này, trước mắt, các DN Hàn Quốc chỉ muốn tìm hiểu và đánh giá về thị trường Việt Nam. Khi nào có thị trường, họ mới tiến hành xúc tiến được, ông Sơn cho biết.

Hiện KEA có khoảng 1.000 DN hội viên hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, trong đó có các DN điện tử ít nhiều đã có tên tuổi tại thị trường Việt Nam như: Sam Sung, LG... Trong tương lai gần, nếu có điều kiện, KEA dự kiến sẽ tổ chức những hội thảo về thiết bị an ninh tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lần hồi gỡ khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO