6 lý do để từ chối một công việc

30/06/2013 00:06

Cảm giác tồi tệ của tình trạng thất nghiệp khiến bạn muốn nhận lấy ngay một công việc khi được nhà tuyển dụng đề nghị. Tuy nhiên, cho dù bạn không công ăn việc làm, thì bạn vẫn có những lý do để từ chối công việc mà bạn được mời chào.

6 lý do để từ chối một công việc

Cảm giác tồi tệ của tình trạng thất nghiệp khiến bạn muốn nhận lấy ngay một công việc khi được nhà tuyển dụng đề nghị. Tuy nhiên, cho dù bạn không công ăn việc làm, thì bạn vẫn có những lý do để từ chối công việc mà bạn được mời chào.

Trong một số trường hợp, bạn cần thiết phải tạm dừng trước khi bước tiếp, thay vì chấp nhận bất kỳ một công việc nào. Trên thực tế, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự bất ổn của một công ty hay tổ chức, hoặc đơn giản là công ty hay tổ chức đó không phù hợp với bạn. Bên trong con người bạn có thể cảm nhận sự bất ổn hay không phù hợp đó, nhưng phản ứng đầu tiên của bạn rất có thể là phớt lờ tiếng nói bên trong và “vồ vập” lấy công việc mà công ty hay tổ chức đó đề nghị bạn.

Hãy nhớ, một số công ty có nhiều vấn đề hơn những gì mà bạn có thể chịu đựng, và có những công việc không xứng đáng để bạn đầu tư thời gian và công sức.

Dưới đây là một vài tình huống mà bạn nên từ chối một công việc được đề nghị:

1. Cách chia sẻ thông tin bất ổn

Nếu một nhà tuyển dụng bắt đầu phàn nàn với bạn bằng những chi tiết tỉ mỉ về những lỗi mà nhân viên hiện tại hay trước đây mắc phải ở vị trí công việc mà bạn được đề nghị vào làm, hãy thận trọng. Mặc dù đôi bên cùng thảo luận về các nhiệm vụ của công việc hay những mục tiêu của công ty là việc làm cần thiết, nhưng việc đưa ra những chi tiết tiêu cực về cách làm việc của người khác ở công việc đó rất có thể phản ánh những vấn đề sâu sắc hơn về mặt tổ chức của công ty này.

2. Thiếu định nghĩa về công việc

Nếu nhà tuyển dụng không thể đưa ra một dạng định nghĩa bất kỳ về công việc mà họ muốn trao cho bạn, cũng như miêu tả công việc, vạch ra những nhiệm vụ cụ thể hay những mục tiêu lớn hơn của vai trò đó, thì bạn có thể gặp những vấn đề không dễ chịu khi nhận lấy công việc này. Sự thiếu định nghĩa rõ ràng về công việc rút cục có thể sẽ gây ra rắc rối cho bạn. Vì thế, hãy nhớ đòi hỏi được biết thêm thông tin trước khi tiếp tục. Trừ khi bạn chấp nhận một công việc mà bản chất của nó đòi hỏi bạn phải đảm nhiệm những nhiệm vụ không rõ ràng, hãy thận trọng.

3. Thiếu hướng đi sự nghiệp rõ ràng

Một công ty hay tổ chức cần có đủ khả năng để miêu tả cho bạn biết bạn sẽ phát triển ra sao với công việc mà họ đề xuất. Nếu nhà tuyển dụng tỏ ro hoàn toàn dè dặt khi bạn đề cập đến vấn đề này, thì rất có thể họ chưa tính tới chuyện sự nghiệp của bạn sẽ tiến triển ra sao với công việc đó. Hãy tìm hiểu thêm chi tiết để chắc chắn rằng bạn không nhận công việc mà rốt cục sẽ đẩy sự nghiệp của bạn vào ngõ cụt.

4. Thiếu sự tương thích

Nếu sau khi dành thời gian trao đổi với nhà quản lý của công việc được đề nghị, bạn cảm thấy sự nhạt nhẽo và không phù hợp, hãy suy nghĩ thật kỹ. Nền tảng cơ bản của một mối quan hệ công việc bền chặt nhất định phải có mức độ tương thích nhất định nào đó. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ rằng phong cách làm việc của bạn đối lập trực tiếp với những gì vẫn thường được xem là xu hướng chung, thì hãy soi phong cách đó vào công việc mà bạn được đề nghị xem có phù hợp không.

5. Chỉ để lấp chỗ trống

Đừng nhận một công việc chỉ để bạn có thông tin ghi vào hồ sơ xin việc, nhất là khi bạn cảm thấy vai trò đó không phù hợp với bạn trong dài hạn. Mặc dù đây có thể là một giải pháp tình thế hợp lý, nhưng chấp nhận một công việc không phù hợp với các mục tiêu sự nghiệp của bạn có thể sẽ đem tới một trải nghiệm “chẳng ra làm sao”. Nhìn chung, một công việc như thế có thể trở thành trở ngại đối với sự nghiệp của bạn. Vì thế, nếu có thể, hãy đợi một lựa chọn khác khả dĩ hơn.

6. Nhà tuyển dụng im lặng

Nếu bạn đã gửi lời cảm ơn tới người phỏng vấn bạn và vài tuần sau mới nhận được phúc đáp từ họ, thì đây có thể là một dấu hiệu không ổn. Nếu như phép lịch sự tối thiểu đã không có trong giai đoạn này của mối quan hệ công việc giữa bạn với họ, thì điều đó rất có thể sẽ không khá lên theo thời gian. Nếu như một công ty hay tổ chức hành xử không ổn ngay ở giai đoạn đầu này, thì đó có thể sẽ báo trước cho những trở ngại trong công việc tương lai của bạn nếu bạn chấp nhận làm việc cho họ. Trong trường hợp như thế, đừng ngại đi tìm một công việc khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
6 lý do để từ chối một công việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO