TPP: Thời gian không còn nhiều

23/07/2013 00:49

Đối lập với những kỳ vọng vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng dệt may và da giày Việt Nam là những cảnh báo không thể bỏ qua.

TPP: Thời gian không còn nhiều

LTS - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, tiếp cận thị trường các nước TPP. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Thương mại hai chiều giữa Mỹ- Việt đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2001 tới 26 tỷ USD vào năm ngoái. Để hoàn tất đàm phán TPP vào tháng 10 năm nay, Mỹ và Việt Nam còn nhiều nội dung cần trao đổi để đi đến thống nhất. Giới chuyên gia nhận định quá trình đàm phán của Việt Nam còn khó khăn tuy thời gian không còn nhiều, những tính toán lợi hại cần phải được thấy rõ trước khi Hiệp định được ký kết.

TPP: Mở cửa lớn vào siêu thị Mỹ
Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều khi tham gia TPP
TPP và câu chuyện dệt may Việt Nam
TPP là mối quan tâm chung

Đọc E-paper

Ngành Dệt may, da giày: Nửa mừng, nửa lo

Đối lập với những kỳ vọng vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng dệt may và da giày Việt Nam là những cảnh báo không thể bỏ qua.

Một khi đi vào thực tiễn TPP sẽ quy tụ 12 quốc gia kiểm soát đến 40 % GDP toàn cầu. Chính vì vậy, TPP được các DN Việt Nam trông đợi như cánh cửa lớn bước vào thị trường Mỹ. Tại các diễn đàn, hội nghị do các tổ chức đến từ Mỹ thực hiện thời gian gần đây, hầu hết các ý kiến phân tích đều chỉ ra rằng, Việt Nam là nước được thụ hưởng nhiều nhất khi có TPP.

Song, đứng ở góc độ tổ chức hội ngành nghề Việt Nam, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), khuyến cáo "nên tỉnh táo trước mặt trái của TPP". Theo ông Kiệt phân tích, khi mở cửa thị trường, dĩ nhiên người được hưởng lợi đầu tiên sẽ là người tiêu dùng (NTD) vì giá bán sẽ thấp hơn khi thuế được giảm.

Người được hưởng lợi thứ hai sẽ là các nhà nhập khẩu và các thương hiệu lớn. Bởi vì, căn cứ theo chuỗi giá trị gia tăng của ngành thời trang, các DN Việt Nam chủ yếu chỉ đảm nhận thực hiện phân đoạn sản xuất, giá trị đem lại chỉ khoảng 10 - 15%. Đó là cơ sở để đặt ra câu hỏi: "Liệu khi có TPP, Việt Nam có là nước được hưởng thụ nhiều nhất?".

Ông Smyth McKissick, một lãnh đạo Công ty Dệt may Alice Manufacturing, nhân danh Hội đồng Các tổ chức dệt may của Mỹ, tuyên bố rằng hiệp định thương mại với Việt Nam trong khuôn khổ TPP sẽ có tác động lớn đối với ngành này. Các công ty dệt may của Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc chuyển hàng vải sợi sang cắt may ở Việt Nam, rồi lợi dụng quy chế ưu đãi thương mại của Việt Nam để xuất hàng dệt may giá rẻ sang thị trường Mỹ.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3, cho rằng, thực tế, khi có TPP, các DN ngành dệt may sẽ có rất nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn cụ thể.

Chẳng hạn, vấn đề xuất xứ nguyên liệu cần có sự tính toán và hạn chế như thế nào để tránh tình trạng nhập nguyên liệu tràn lan từ các nước khác, bởi một khi những cam kết về thuế quan được thỏa thuận thì rào cản về thuế sẽ là cơ hội để trục lợi.

Theo ông Hồng, do chưa biết khi nào TPP được ký kết, nên các DN phải tranh thủ thời gian để chuẩn bị hoặc có thể liên kết hợp tác dài hơi hơn.

EU và Mỹ hiện đang là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng thị trường EU đang trong xu hướng giảm dần. Chẳng hạn, theo số liệu của Lefaso, năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu qua EU chiếm 52% tổng kim ngạch toàn ngành, nhưng đến năm 2012, chỉ còn 26,7%.

Ngược lại, thị trường Mỹ từ 22% đã tăng lên 31,3% so với cùng kỳ 2012. Hiện tại Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa quan trọng nhất của Việt Nam. Trong năm 2012, tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều lên tới 24,4 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu 19,6 tỷ USD sang thị trường Mỹ và nhập chưa đầy 5 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ.

Trao đổi thương mại song phương có khuynh hướng tăng lên trong quý đầu năm 2013. Vì vậy, TPP ký kết hứa hẹn sẽ mở ra cho DN Việt Nam cơ hội tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ hơn là EU. Ngoài ra, TPP cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn thứ ba là Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, năm ngoái kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt hơn 25 tỷ USD.

tăng sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu giày lớn khác không phải thành viên của TPP. Ngoài ra, các sản phẩm sẽ được hưởng thuế trong Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) tại thị trường EU từ đầu năm tới. Thuế EU sẽ là 0% khi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU có hiệu lực.

Tuy nhiên, theo nhiều DN nhận định, thách thức lớn đối với DN Việt Nam là hầu hết đều làm theo phương thức gia công. Bên cạnh đó, do hầu hết nguyên liệu phải nhập khẩu, nên những am hiểu về chất lượng, hóa chất cấm, những yêu cầu riêng... đòi hỏi phải cập nhật liên tục thì hầu như DN Việt Nam không theo kịp.

Vòng đàm phán TPP thứ 18 diễn ra trong bối cảnh các bên đang nỗ lực đẩy nhanh đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận này vào cuối năm nay. Là thị trường với hơn 792 triệu người, các nước thành viên TPP đóng góp gần 40% GDP của toàn thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. Theo kế hoạch, TPP sẽ mở rộng theo từng giai đoạn để thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, hướng tới việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo thông tin từ những thương hiệu lớn như Nike và Adidas, tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giày hiện đã đạt ở mức 50 - 65%, chủ yếu là dòng sản phẩm trung bình. Nếu DN Việt Nam tiếp tục sản xuất dòng sản phẩm này thì sẽ không có cơ hội cạnh tranh với các nhà sản xuất khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Trong khi đó, đi lên các dòng sản phẩm cao cấp, tỷ lệ nội địa hóa lại càng bị thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến việc DN Việt Nam hưởng được mức thuế xuất mà TPP đưa ra.

Khi hội nhập và bán hàng cho các nước trong khối TPP, người ta sẽ xét xem sản phẩm hoàn tất mang nhãn hiệu "Made in Vietnam" có bao nhiêu phần trăm là của Việt Nam và bao nhiêu là của xứ khác.

Bộ Công Thương đã khuyến khích các doanh nghiệp giày dép tăng cường đầu tư trong sản xuất vật liệu, công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường nhằm mục đích đạt kim ngạch xuất khẩu 9,7 tỷ USD trong năm nay, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ nằm trong top 5 nước sản xuất và xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, để tham gia "cuộc chơi TPP", DN buộc phải tuân thủ những vấn đề: Thứ nhất, có sự định vị lại thị trường chủ lực; thứ hai, liên tục nâng cao năng lực kiểm soát năng suất, chi phí...; thứ ba, thông hiểu các nội dung và giải pháp tận dụng tối đa TPP; thứ tư, thay đổi phương thức kinh doanh từ gia công sang bán trực tiếp; thứ năm, chuyển hóa và minh bạch hệ thống hoạt động của DN nếu không sẽ rất khó để hợp tác với các đối tác nước ngoài.

"Chắc chắn thời gian tới, TPP sẽ là một thách thức đối với các DN Việt Nam và sau cùng là khả năng làm chủ ở thị trường nội địa. Khi mở thị trường thì phải mở cho tất cả các nước đối tác với thuế suất bằng nhau, và điều này rõ ràng sẽ là một lựa chọn khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, chứ không phải dễ dàng", ông Kiệt nói. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TPP: Thời gian không còn nhiều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO