“Nhân đôi” cuộc đời

P.H.L tổng hợp| 09/07/2009 08:36

Ám ảnh thời gian - vấn đề của hầu như tất cả mọi người. Thời gian càng trở nên hữu hạn và khắc nghiệt với những người luôn phải đứng trước áp lực cạnh tranh.

“Nhân đôi” cuộc đời

Ám ảnh thời gian - vấn đề của hầu như tất cả mọi người. Thời gian càng trở nên hữu hạn và khắc nghiệt với những người luôn phải đứng trước áp lực cạnh tranh. “Quản lý thời gian” để làm việc hiệu quả và sống hạnh phúc, nói thì dễ nhưng làm rất khó, song không có nghĩa là không làm được. Vậy có thể làm như thế nào?

Thời gian có thể “giãn nở”.

Nhân loại không thể làm cho một ngày nhiều hơn 24 giờ, song trên thực tế, có những người làm được rất nhiều việc trong 24 giờ đó. Bởi vì họ có nguyên tắc, kỹ năng và công cụ làm việc hợp lý cho những việc phải làm hằng ngày. Do vậy, đừng cho rằng bận rộn là tất yếu, mà phải hiểu là luôn có cách cải thiện hiệu quả về thời gian và hiệu suất cho công việc.

Thời khóa biểu và thứ tự ưu tiên. Chỉ cần dành 20 phút để lập thời khóa biểu cho một tuần, có thể tiết kiệm được rất nhiều lãng phí thời gian và làm cho công việc thông suốt hơn. Kỹ năng lập thời khóa biểu là hãy nhìn tổng thể công việc trong tuần, xác định những mục tiêu quan trọng nhất, điền chúng vào cột thời gian cần thiết và tô đậm hơn chữ viết bình thường. Sau đó lấp đầy dần bằng những công việc theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Những việc không khẩn cấp, ít cần thiết có thể loại bỏ hoặc thay thế bằng từ: “nghỉ ngơi”!

Làm nhiều việc cùng lúc. Các nhà tâm lý hiện đại nhận thấy, dù người ta có ngồi để tay trên bàn, nhìn chăm chú vào chủ tọa, thì cũng không có nghĩa là người ta tiếp thu được hết tinh thần của buổi họp đó, chưa nói là có nhiều cuộc họp vô bổ. Vậy, hãy mang việc vào phòng họp! Muốn làm nhiều việc cùng lúc, phải chọn những công việc có thể bổ sung cho nhau, tạo sự thay đổi về cảm giác, tư thế làm việc, chứ không phải những công việc đối kháng, gây nhầm lẫn, ảnh hưởng lẫn nhau.

Không tôn sùng sự bận rộn. Có rất nhiều người thích được tất tả và xem đó như một biểu hiện của người quan trọng trong tổ chức. Sự bận rộn vô ích cũng từ đây mà ra, lâu dần sẽ kéo người ta chìm vào mớ bòng bong nhưng cứ tưởng mình bị áp lực công việc quá lớn. Hãy làm mọi thứ trở nên đơn giản hơn thay vì kêu ca: “Tôi bận lắm!”

Biết từ chối và từ bỏ. Ôm đồm công việc, không đánh giá được mức độ quan trọng hay phù hợp, không phân bố thời gian tương ứng với tầm quan trọng, không chấp nhận chuyển hướng... cũng chính là những nguyên nhân khiến người ta bị bế tắc, mất sức lực và thời gian. Do vậy, từ chối những việc không tương thích và từ bỏ những cái mình đã thua đến 70%, không còn khả năng cứu vãn cũng là một bản lĩnh mà không phải ai cũng có.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Nhân đôi” cuộc đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO