M&A: Những khó khăn tại Việt Nam

TRỊNH KIM DUNG - MATTHEW LOUREY| 09/12/2009 08:35

Các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) tại Việt Nam ngày càng diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, đây là những hoạt động tương đối mới nên không khỏi gặp phải những sai lầm.

M&A: Những khó khăn tại Việt Nam

Các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) tại Việt Nam ngày càng diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, đây là những hoạt động tương đối mới nên không khỏi gặp phải những sai lầm. Quy trình M&A thường được người bán xem như là một bài toán tối đa hóa giá bán, nhưng vận dụng phương pháp tiếp cận hạn hẹp này thường chính nó lại là nguyên nhân của sự thất bại.

Vậy doanh nghiệp nên làm gì để có thể bảo đảm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp nếu thật sự muốn bán, trong khi vẫn đảm bảo giao dịch hoàn tất?

Ở Việt Nam, quá trình rà soát chi tiết thường không được hiểu một cách chính xác. Rà soát chi tiết hoạt động kinh doanh là thuật ngữ để chỉ một doanh nghiệp nghiên cứu một doanh nghiệp khác để hoàn toàn hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh và những rủi ro có liên quan. Kết quả của hoạt động rà soát kinh doanh thường giữ vai trò vô cùng quan trọng để bên mua ra quyết định có tiến hành hoàn tất giao dịch hay không. Hoạt động rà soát có thể được tiến hành trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm rà soát các hoạt động về tài chính, pháp lý, thuế và thương mại, với nhiều chuyên gia tư vấn bên ngoài thường do bên mua chỉ định thực hiện và báo cáo lại cho bên mua những phát hiện của họ.

Thỏa thuận mua bán cổ phần chỉ hoàn tất sau khi rà soát kinh doanh kết thúc, thỏa thuận này sẽ gồm những điều kiện do bên mua yêu cầu được đáp ứng trước khi hoàn tất giao dịch.

Điều quan trọng là phải lập kế hoạch trước và sắp xếp mọi thứ sẵn sàng. Nếu chưa khai báo và nộp thuế kịp thời hoặc chuẩn bị báo cáo kế toán hằng tháng, hãy tiến hành cập nhật ngay. Bên bán cần lập phòng lưu trữ thông tin để lưu giữ bản sao tài liệu quan trọng, tài liệu từ cơ quan thuế, báo cáo tài chính... Trong quá trình rà soát, các nhà tư vấn có thểõ làm việc cùng nhau để đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin và tìm kiếm tài liệu mất ít thời gian và có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Những khó khăn thường gặp trong việc rà soát doanh nghiệp tại Việt Nam như báo cáo tài chính được lập không chính xác; số dư tiền mặt trên sổ sách không khớp với số dư thực tế; hai hệ thống sổ sách; những vấn đề về thuế. Để giải quyết những khó khăn này, hãy tìm người hỗ trợ và giải quyết những vấn đề tiềm ẩn trước khi bên mua bắt đầu chú ý đến doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp giảm thiểu các khả năng phá vỡ giao dịch. Nếu bên mua nhận thấy ít vấn đề hơn, họ có thể chấp nhận giá trị danh nghĩa của doanh nghiệp, và giao dịch sẽ diễn ra thuận tiện hơn. Nhà tư vấn sẽ hỗ trợ bên bán tối đa hóa giá bán và giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

rường hợp xấu nhất là không bán được thì chủ sở hữu cũng đuợc hưởng lợi từ việc doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Có thể nói, những chuyên gia tư vấn và bên bán không gây cản trở quy trình mua bán, sẽ nên tạo sự nghi ngờ cho bên mua trong quá trình giao dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
M&A: Những khó khăn tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO