Khi Luật Quảng cáo vướng Luật Giao thông

HOÀNG NAM| 09/04/2013 04:00

Ngày 5/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH TT&DL) TP.HCM tổ chức họp với các cơ quan liên quan bàn về việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông, theo Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Khi Luật Quảng cáo vướng Luật Giao thông

Ngày 5/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH TT&DL) TP.HCM tổ chức họp với các cơ quan liên quan bàn về việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông, theo Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Đọc E-paper

>>Cấm quảng cáo trên xe buýt: Mười năm nhìn lại
>>
Quảng cáo trên xe buýt: Nên hay không?
>>
Quảng cáo trên xe buýt: Cấm sẽ thiệt?

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó giám đốc Sở VHTTDL TP.HCM cho biết: Sau khi Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, ngày 3/1/2013, Cục Văn hóa Cơ sở - Bộ VHTT&DL đã có văn bản số 04/VHCS - QCTT hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, tại Mục 2 nêu:

"Bãi bỏ việc cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng biển, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di dộng khác".

Tại TP.HCM, Sở VHTT&DL đã thực hiện nghiêm túc Luật Quảng cáo, cụ thể, đối với việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông, chủ phương tiện tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm đối với việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông của mình, Sở chỉ thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo phương pháp hậu kiểm.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông cần đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 32, quy định:

"Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của luật này và pháp luật về giao thông". Và tại Khoản 2, Điều 32 quy định:

"Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo. Việc thể hiện biểu trưng, logo, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông".

Theo các đại biểu tham dự cuộc họp, chính vì quy định tại Điều 32 mà các chủ phương tiện đang gặp rắc rối khi thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện của mình.

Cụ thể là khi thực hiện quảng cáo các sản phẩm lên thân xe - dù tuân thủ đúng quy định "không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo", nhưng do màu sơn của sản phẩm khác màu xe, do đó đã vi phạm Luật Giao thông và vì vậy bị lực lượng cảnh sát giao thông thổi phạt.

Ông Nguyễn Văn Minh đã dẫn chứng trường hợp cụ thể là Công ty Liên doanh TNHH Nippon Express (Việt Nam) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa, có 42 xe vận chuyển bằng đường bộ.

Theo thông báo hướng dẫn của Sở VH TTDL TP.HCM, công ty này đã thực hiện đúng nội dung quảng cáo trên xe, nhưng khi các xe này (mang biển số TP.HCM) lưu thông qua các tỉnh, thành khác thì bị cảnh sát giao thông phạt.

Cụ thể ngày 18/3/2013, xe tải mang biển kiểm soát 52LD - 3993 bị cảnh sát giao thông Hải Dương phạt về lỗi hết hạn quảng cáo trên phương tiện giao thông vận tải.

Khi công ty này trình thông báo của Sở VH TTDL TP.HCM thì cảnh sát giao thông không chấp nhận và giải thích rằng, thông báo trên không hạn chế được hiệu lực của Nghị định 71/2012/NĐ - CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. Họ đề nghị công ty phải có "Giấy xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện quảng cáo".

Vấn đề được đặt ra là liệu Luật Quảng cáo có mâu thuẫn với Luật Giao thông đường bộ? Theo các đại biểu dự họp: Các bộ ngành liên quan như: Bộ Công an, Bộ VH TTDL, Bộ Giao thông - Vận tải cần sớm có văn bản liên tịch hướng dẫn thực thi Luật Quảng cáo thống nhất trên cả nước, chứ như hiện nay, TP.HCM cho phép quảng cáo trên các phương tiện giao thông cộng cộng theo Luật Quảng cáo, trong khi các nơi khác lại "bắt giò” cánh lái xe theo Nghị định 71 nêu trên thì rất khó cho các doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi Luật Quảng cáo vướng Luật Giao thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO