Hội Gióng trước ngưỡng cửa UNESCO

Tin và ảnh KIM HOA| 19/04/2010 08:53

Sáng 19/4/2010, tại làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, Lễ Hội Thánh Gióng – là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở nước ta đã được tổng duyệt.

Hội Gióng trước ngưỡng cửa UNESCO

Sáng 19/4/2010, tại làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, Lễ Hội Thánh Gióng – là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở nước ta, đã được tổng duyệt với quy mô hoành tráng có một không hai trước sự chứng kiến của chuyên gia về di sản văn hóa và lễ hội thuộc 21 Quốc gia trên thế giới, của nhiều quan khách trong và ngoài nước cùng hàng chục ngàn người dân.

Từ tháng 8/2009, Chính phủ đã đồng ý giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO xem xét để Lễ hội Gióng được công nhận di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Mới đây, hồ sơ đề nghị công nhận Hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO thông qua đợt một.

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng (tên Nôm là làng Gióng) - một trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ, cử hành hằng năm vào ngày 9/4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân) tại một diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km (bao gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ) thuộc làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Lễ hội mang tên vị anh hùng chống giặc ngoại xâm trẻ tuổi nhất nước ta vào đời Hùng Vương thứ VI.

Theo truyền thuyết, sau khi giành chiến thắng giặc Ân, Ngài phi ngựa lên đỉnh núi Sóc và bay lên trời. Miếu thờ được lập tại nơi Ngài được sinh ra. Vua Lý Công Uẩn sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đã sắc phong cho người anh hùng làng Gióng là Xung Thiên Đổng Thiên Vương Thánh Vị, đồng thời cho tu bổ miếu thờ này đổi thành điện hiển linh, cấp cho dân 8 giáp xung quanh 100 mẫu ruộng để lấy hoa lợi cầu cúng quanh năm, cho dân chúng trong vùng tổ chức hội trận Thánh Gióng hàng năm để tưởng nhớ và ghi nhận công ơn Ngài.

Một số hình ảnh tiêu biểu của buổi tổng duyệt đã được phóng viên Báo DNSG ghi lại.

Cô tướng 12 tuổi Lương Mỹ Linh trong gia đình có bố là ông Hiệu và cụ bà là cô tướng trong hội Gióng năm 1940
Cô tướng Đốc làng Ban nơi bà mẹ sinh ra Thánh Gióng.


Đội quân hộ giá được ban yến
Kéo xe long mã biểu tương linh thiêng nhất của lễ hội Gióng
Ông hiệu cờ, ông hiệu quan trọng nhất trong các ông hiệu - biểu tượng oai linh của ông Gióng khi sung trận
Không chỉ là niềm vui của người dân tham gia ngày hội Gióng...
... mà cả khách nước ngoài.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hội Gióng trước ngưỡng cửa UNESCO
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO