Châu Á cần những công trình có bản sắc

LAWRENCE CHONG - CEO CONSULUS - Nguồn ảnh: Marcus Paul Hargis| 06/06/2013 05:13

Một trong những thất bại của quá trình hiện đại hóa tại châu Á là sự bùng nổ của các công trình tòa nhà cao tầng.

Châu Á cần những công trình có bản sắc

Một trong những thất bại của quá trình hiện đại hóa tại châu Á là sự bùng nổ của các công trình tòa nhà cao tầng. Do yếu kém trong thiết kế và rập khuôn theo các phong cách phương Tây cộng với việc quản lý tồi tệ, rất nhiều tòa nhà ở châu Á trở thành những khối kiến trúc đắt tiền vô dụng thay vì là chất xúc tác hiệu quả và bền vững cho sự phát triển của xã hội.

Đọc E-paper

Trước mắt chúng tôi là một Ấn Độ mới đang vội vã vươn lên. Trên đường đi gặp đối tác là một nhà phát triển bất động sản, xe chúng tôi chạy qua những con đường đông nghịt xe cộ, chúng tôi thấy rất nhiều công trình xây dựng đang thi công cùng với những người dân Ấn Độ đang hối hả với công việc kinh doanh.

Khi nhìn từ một căn phòng trên tòa nhà cao tầng người đối tác sở hữu, gần như chúng tôi có thể nhìn thấy cả thành phố. Đứng ở đó, có thể bạn sẽ thay đổi cách nhìn của mình về Ấn Độ.

Và tôi tự hỏi liệu những người có quyền lực và giàu có này có nhận ra ý nghĩa những công việc họ làm. Và một lần nữa trong kinh doanh, những thứ gây ảnh hưởng đến bản sắc của một dân tộc dường như không phải vấn đề quan trọng đối với những người dân nơi đây.

Chúng tôi đã đi thăm một tòa nhà phức hợp theo phong cách Ý đang được xây dựng và có vẻ được đúc từ cùng một khuôn với rất nhiều tòa nhà phức hợp khác ở châu Á.

Tiếp đó, chúng tôi đi thăm một khu công nghiệp có quy mô đặt nhà xưởng cho hàng trăm công ty và trong đó có một tòa nhà được xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa án tối cao Hoa Kỳ.

Tại sao Ấn Độ, một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, lại hối hả rập khuôn những công trình của mình như những chiếc hộp kiên cố và làm cho mình trông giống như một bang của nước Mỹ thay vì nắm lấy cơ hội để thiết kế những công trình và không gian với ý đồ của riêng mình?

Đó là vì châu Á đang trong thời kỳ trỗi dậy, khiến cho các nhà phát triển bất động sản chỉ vội vã xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển mà ít khi dừng lại để nghĩ xem tác động thực sự của những công trình bất động sản này là gì.

Họ đã không thể nhận ra công việc của họ có thể ảnh hưởng tới xã hội, tới mô hình kinh tế và cuối cùng là hình thành một châu Á mới.

Gần 80% trong số 255 trung tâm thương mại tại Ấn Độ rơi vào trình trạng vắng khách thường xuyên và một nửa trong số đó gặp vấn đề trầm trọng, căn cứ theo nghiên cứu của Jones Lang LaSalle (JLL) Ấn Độ và Ernst & Young.

Tương tự, rất nhiều khu công nghiệp tại Ấn Độ không thể tận dụng tiềm năng do thiếu một hệ sinh thái kinh doanh hỗ trợ phía sau, một mô típ dễ thấy ở nhiều quốc gia châu Á.

Chúng ta cần tạo ra một cuộc cách mạng chống lại sự nghèo nàn về thiết kế các công trình tại châu Á trước khi châu Á trở thành một nghĩa địa của những tòa nhà vô hồn.

Chúng tôi đề xuất những ý tưởng dưới đây để thiết kế và xây dựng các công trình có thể đóng góp vào sự hình thành bản sắc châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng độc đáo:

1. Tôn trọng bản sắc địa phương và chính cộng đồng xung quanh sẽ chủ động đón nhận công trình tiến hóa này. Trước khi bắt đầu một dự án xây dựng, hãy tiến hành nghiên cứu nhân khẩu học của khu vực lân cận, sự phát triển xã hội của cộng đồng xung quanh và những nơi chốn thuộc về lịch sử địa phương.

Phương pháp tiếp cận này sẽ giúp đem đến những ý tưởng tuyệt vời để phát triển một dự án có tính gắn kết với cộng đồng và tạo ra sự tin tưởng cho người dân quanh khu vực này.

2. Thay vì xây dựng một khối kiến trúc vô hồn, hãy xây dựng một biểu tượng có ý nghĩa. Bạn không cần những kiến trúc sư tên tuổi để tạo ra kiến trúc mang tính biểu tượng.

Điều quan trọng là cần phải định nghĩa nó có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực lân cận và việc xây dựng công trình này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những thế hệ kế cận?

Bayan Tree Lệ Giang (Bayan Tree Lijiang), công trình đã đạt được nhiều giải thưởng quốc tế về thiết kế và phát triển bền vững, là một ví dụ về sự kết hợp có chủ đích giữa kinh doanh và thiết kế có thể tạo ra khác biệt như thế nào.

Điều này cũng thật đúng với câu nói của Jonathan Ive, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng thiết kế của Apple: “Rất tuyệt vời khi nói việc dồn tâm huyết vào sản phẩm là rất quan trọng. Nhưng tôi nghĩ dù bạn có thể chỉ tạo ra một sản phẩm một lần trong đời, bạn có thể vẫn không dành sự quan tâm thực sự đến nó, và bạn cũng có thể sản xuất ra hàng triệu sản phẩm nhưng vẫn dành sự quan tâm cho từng sản phẩm một. Việc bạn quan tâm hay không quan tâm đến sản phẩm mình tạo ra thực ra không bị chi phối bởi việc bạn sắp sửa tạo ra bao nhiêu sản phẩm”.

3. Hãy truyền cảm hứng cho cộng đồng và hình thành lịch sử. Bất kể bạn là kiến trúc sư, nhà phát triển bất động sản hay chuyên gia tư vấn thương hiệu, chúng ta cần hiểu rằng chúng ta có đặc quyền phát triển những ý tưởng, và một khi những ý tưởng này được thừa nhận, chúng sẽ có thể thay đổi cuộc sống của nhiều người.

Tôn trọng bản sắc và những tập quán vốn có trong khi không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để mở rộng và phát triển cộng đồng là điều hết sức cần thiết. Bởi những gì chúng ta có ở đây là nhờ công sức gây dựng của các thế hệ trước.

Đã đến lúc chúng ta làm những điều tốt dành cho những thế hệ sau thông qua công việc của mình, để từ đó xây dựng một châu Á giàu bản sắc cho những thế hệ tương lai có thể nhận biết và tiếp thu bản sắc do chúng ta gây dựng và đưa châu Á tiến lên

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á cần những công trình có bản sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO