Ứng xử với áp lực xã hội

TS. VÕ TRÍ THÀNH - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)| 23/11/2012 04:37

Bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam 2012 đã được cải thiện, song rủi ro vẫn còn hiện hữu.

Ứng xử với áp lực xã hội

Bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam 2012 đã được cải thiện, song rủi ro vẫn còn hiện hữu. Trong đó, lạm phát cao vẫn có thể trở lại do những cú sốc bên ngoài, hoặc chính sách điều hành; thâm hụt ngân sách lớn, việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (NH) chậm, lòng tin vào sự ổn định còn thấp.

Đọc E-paper

Dữ liệu mới nhất mà Ngân hàng Nhà nước công bố đã cho thấy, sức khỏe tài chính của hệ thống NH vẫn kém khả quan. Ví dụ, tổng tài sản của các NH thương mại cổ phần đã giảm 7,06% so với cuối năm 2011 nhưng tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu lại giảm 14,15% tại thời điểm cuối tháng 8, xuống 13,95% vào cuối tháng 9.

Các hoạt động kinh doanh của DN dù đã có cải thiện song vẫn gặp nhiều khó khăn: cầu sụt giảm, tiếp cận vốn khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, đình đốn ở nhiều khu vực.

Việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh (theo Nghị quyết 13 của Chính phủ và các giải pháp bổ sung của Quốc hội) nhằm tác động cho cả bên "cung" và "cầu", song tác động không thật lớn. Từ đó, các chỉ tiêu sinh lời của toàn hệ thống đến hết quý II năm 2012 cũng tương đối thấp khi ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản), và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) lần lượt là 0,39% và 4,14%.

Điều này cũng dễ hiểu khi mức tăng trưởng về tín dụng của toàn hệ thống chỉ là 3,3%, nợ xấu ở mức cao đã khiến lợi nhuận của các NH sụt giảm. Trong số hơn 100 công ty chứng khoán đang hoạt động, đã có tới 56 công ty báo lỗ trong quý III năm 2012.

Các chính sách về tài khóa và tiền tệ nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế hiện chưa đem lại kết của như mong muốn, tổng cầu sẽ tiếp tục hồi phục chậm trong hai tháng cuối năm.

Những điều trên khiến tâm lý nhà đầu tư hiện nay vô cùng thận trọng ở tất cả các thị trường, đặc biệt nó đang làm suy kiệt dòng tiền trên thị trường trong bối cảnh nguồn cung cổ phiếu là rất lớn.

Tính đến thời điểm này, rõ ràng gói hỗ trợ khó có thể đủ do Việt Nam cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cho năm 2012 và các năm tiếp sau. Theo đó, Việt Nam cần đi vào tái cấu trúc nền kinh tế, tập trung vào hiệu quả và nguồn lực cho chi phí cải tổ.

Thêm nữa, quá trình dịch chuyển khỏi đáy cần phục hồi dần dần.

Cụ thể, giai đoạn 2013 - 2015 Việt Nam buộc phải tạo bước ngoặt phát triển của nền kinh tế, tập trung vào 3 mục tiêu chính:

(1) Lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô (thực thi chính sách "đồng tiền chặt chẽ”).

(2) Cải cách thể chế, tháo gỡ nút thắt kết cấu hạ tầng và nguồn lực.

(3) Tái cấu trúc khu vực đầu tư công, DN nhà nước và hệ thống tài chính - NH. Ngoài những biện pháp trên, dễ thấy vấn đề khó khăn nhất hiện nay là ứng xử với áp lực xã hội, giải trình với người dân mọi vấn đề cho minh bạch để khôi phục niềm tin vào thị trường và chính sách.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ứng xử với áp lực xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO