Thị trường xăng dầu: Hoa hồng không "thơm"

TRÌNH TIÊU| 16/11/2012 05:13

Dự thảo thông tư hướng dẫn hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu vừa được Bộ Tài chính hoàn tất. Theo đó, thù lao đối với đại lý xăng dầu sẽ vẫn theo cơ chế tự thỏa thuận như hiện nay, nhưng không vượt quá 50% chi phí kinh doanh.

Thị trường xăng dầu: Hoa hồng không

Dự thảo thông tư hướng dẫn hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu vừa được Bộ Tài chính hoàn tất. Theo đó, thù lao đối với đại lý xăng dầu sẽ vẫn theo cơ chế tự thỏa thuận như hiện nay, nhưng không vượt quá 50% chi phí kinh doanh.

Đọc E-paper

Dự thảo thông tư hướng dẫn hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu vừa được Bộ Tài chính hoàn tất. Theo đó, thù lao đối với đại lý xăng dầu sẽ vẫn theo cơ chế tự thỏa thuận như hiện nay, nhưng không vượt quá 50% chi phí kinh doanh.

Bộ Tài chính cho rằng định mức chi phí kinh doanh đối với xăng dầu là 600 đồng/lít, riêng dầu mazut là 400 đồng/kg như hiện nay là quá thấp, bởi quy định này được đưa ra cách đây 5 năm.

Trong văn bản góp ý dự thảo gửi Bộ Tài chính cuối tháng 10/2012, Bộ Công Thương đề nghị: Cần thống nhất quy định, hoặc đưa ra mức cụ thể của chi kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức trước thuế tại thời điểm ban hành thông tư.

Ví dụ, chi phí kinh doanh là 860 đồng/lít, lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít hoặc không đưa ra mức cụ thể của chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức.

Trong cam kết WTO có bốn phân ngành dịch vụ phân phối: Bán buôn, bán lẻ, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại. Trong Luật Thương mại cũng chỉ có hai hình thức đại lý: hoa hồng và bao tiêu.

Đại lý hoa hồng không quan tâm về giá, hưởng thù lao theo hình thức "tính lít ăn tiền" bán ít hưởng ít, bán nhiều hưởng nhiều. Đại lý bao tiêu được hưởng chênh lệch giá, giá bán càng cao, hưởng lợi càng lớn.

Tuy nhiên, đại lý bao tiêu chỉ sử dụng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn bao tiêu nông sản. PGS –TS. Hoàng Thọ Xuân – Viện Nghiên cứu Chính sách Thương mại, nói: "Đại lý là hoa hồng, còn chiết khấu không phải của đại lý nữa. Chiết khấu là trừ lùi, là lấy giá bán lẻ trừ lùi giá bán buôn.

Cấu tạo của chiết khấu gồm chi phí cộng với lợi nhuận định mức. Vì vậy, khi đã là chiết khấu, người ta rất quan tâm đến giá bán, nhất là việc khống chế giá bán ra, giá bán càng cao, trừ lùi càng lớn.

Vì thế mới có chuyện treo bảng "Hết xăng", lượng xăng còn trong kho để ngày mai bán giá cao hơn. Chiều nay bán giá 2.000 đồng/lít, sáng mai bán 2.200 đồng, lấy giá mới trừ lùi đi DN lãi thêm 200 đồng/lít.

Vấn đề đặt ra, tại sao lại chiết khấu? Ông Xuân nói: "Điều này liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có vốn". Ông giải thích, nếu là đại lý hoa hồng, vốn là của bên giao, bán hết hàng đại lý mới phải trả tiền gốc và được hưởng tiền hoa hồng.

Trong khi chiết khấu xăng dầu là mua đứt bán đoạn, thực chất là bán buôn. Nhưng kinh doanh xăng dầu không đơn thuần như các hoạt động thương mại khác mà mang tính trách nhiệm giữa đại lý và người giao đại lý. Nó có sự tính toán chứ không đơn thuần là "tiền trao cháo múc".

Việt Nam chưa có thị trường xăng dầu cạnh tranh thực sự, cấu trúc thị trường và các thông số cũng chưa được xác lập chắc chắn, minh bạch, bảo đảm lòng tin của xã hội.

Trong cơ chế mới về chi phí kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là chi phí hoa hồng, Bộ Tài chính đã không nêu rõ nguyên tắc cơ sở điều chỉnh, tính toán, điều này sẽ tạo thêm những rắc rối mới cho quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu.

Mặt khác, về phối hợp quản lý nhà nước, chuyện "cãi vã” giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ không dừng lại ở chiết khấu hoa hồng cho đại lý xăng dầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường xăng dầu: Hoa hồng không "thơm"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO