Nhà đầu tư chờ hành động cụ thể

P.V (theo HSBC)| 07/11/2012 05:24

Có thể sẽ quá sớm để dự đoán về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 khi GDP của Việt Nam đã giảm đáng kể trong vòng vài năm qua. Nói thế vì nguyên nhân tới từ môi trường bên ngoài thì ít, phần lớn lại xuất phát từ nội tại.

Nhà đầu tư chờ hành động cụ thể

Có thể sẽ quá sớm để dự đoán về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 khi GDP của Việt Nam đã giảm đáng kể trong vòng vài năm qua. Nói thế vì nguyên nhân tới từ môi trường bên ngoài thì ít, phần lớn lại xuất phát từ nội tại.

Có thể sẽ quá sớm để dự đoán về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013 khi GDP của Việt Nam đã giảm đáng kể trong vòng vài năm qua. Nói thế vì nguyên nhân tới từ môi trường bên ngoài thì ít, phần lớn lại xuất phát từ nội tại.

Thêm nữa, điều mà phần lớn các nhà đầu tư muốn thấy là Chính phủ sẽ làm gì để giảm quan liêu, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ những người nông dân, những nhà sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam; cải thiện sự phối hợp giữa chính quyền trung ương và địa phương để thực thi luật pháp một cách có hiệu lực cũng như đảm bảo các mục tiêu phát triển; thúc đẩy năng lực chế biến của Việt Nam để tăng giá trị xuất khẩu, giảm chi phí nhập khẩu; tăng năng suất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên...

Tuy những con số được đưa ra thật không ấn tượng nhưng nếu so với xu hướng tăng trưởng mà Việt Nam từng có là trên 7% thì nhà đầu tư cũng nên quan tâm. Cụ thể, bản khảo sát mới nhất về môi trường kinh doanh của bất động sản (BĐS) thế giới cho thấy Việt Nam có môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn Ấn Độ, Philippines và Indonesia (nhưng ở sau Thái Lan khá xa).

Tăng trưởng xuất khẩu ở thời điểm hiện tại so với cuối năm trước đang ở mức hai con số, được hỗ trợ bởi đầu tư mới đối với mặt hàng điện tử trong khi tăng trưởng nhập khẩu đã xuống mức một con số.

Doanh số bán lẻ đang tăng lên nhờ vào dân số trẻ. Các lợi thế vốn có của Việt Nam - con người và tài nguyên - sẽ giúp đưa đất nước thoát khỏi khó khăn nhưng một tương lai tươi sáng sẽ chỉ có thể có được với một khu vực công hoạt động hiệu quả hơn.

Điều đáng lạc quan nhất là dòng vốn FDI ổn định, cung cấp vốn đầu tư và công ăn việc làm đang rất cần thiết cũng như khoản kiều hối rất lớn từ người Việt Nam ở nước ngoài. Số tiền này có thể sử dụng để đầu tư vào rất nhiều dự án làm tăng năng suất nền kinh tế trong dài hạn.

Thậm chí lạm phát gần đây cũng được kiềm chế tương đối tốt (mặc dù vẫn cao so với chuẩn của vùng, tốc độ tăng đã chậm lại và nằm trong kỳ vọng nếu không xét tới tháng 9), tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái so với 6,5% trong tháng 9 (và 5,04% trong tháng 8).

Sau đợt tăng đột biến, lạm phát hằng tháng đã giảm xuống còn trung bình 1,3%, từ mức 2,1%. Lạm phát giá lương thực cũng giảm đã góp phần cân bằng giá nhiên liệu và một số giá dịch vụ khác tăng vì thực phẩm góp tới 40% trong rổ CPI.

Với lạm phát dự tính tăng dần dần từ giờ tới cuối năm, không kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng thêm và kỳ vọng lãi suất OMO ổn định ở mức 8%. Nếu có thì lãi suất sẽ tăng lại vào năm sau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhà đầu tư chờ hành động cụ thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO