Nằm tại biên giới giữa Israel, Jordan và Bờ Tây, Biển Chết là hồ nước mặn sâu nhất thế giới (428m so với mực nước biển).
Đọc E-paper
Đây là một địa danh thu hút nhiều khách du lịch vì họ có thể thả nổi cơ thể dễ dàng trên mặt hồ để đọc báo hoặc ngắm cảnh và để cho làn da được chăm sóc bởi muối khoáng. Tuy nhiên, tất cả những lợi ích này có thể chỉ còn là quá khứ vì Biển Chết đang... chết dần.
Không liên quan đến sự biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt dần của hồ nước mặn này đến từ hoạt động của con người. Theo Tổ chức EcoPeace Middle East, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này là do Biển Chết bị thiếu nguồn nước chính, vốn đến từ sông Jordan và các nhánh sông khác. Việc xây dựng các đập, hồ chứa đã làm giảm đáng kể lượng nước vào Biển Chết.
Một số hoạt động khác như du lịch không bền vững, khai thác khoáng sản và các công trình khác tại khu vực này cũng là nguyên nhân khiến Biển Chết bị xuống cấp.
EcoPeace Middle East dự báo đến năm 2020, Biển Chết sẽ mất một lượng nước lên đến hơn 18m, nghĩa là ngày càng nông hơn, mặn hơn và có thể sẽ biến mất hoàn toàn.
>Tắm Biển Chết, ăn chà là tươi
>Đi tìm sự sống nơi... Biển Chết
>Rác thải bãi biển đi vào tác phẩm mỹ thuật