Giãn phế quản là bệnh lý phổi mạn tính, khó chữa. Bệnh xảy ra khi tổn thương của các ống phế quản phổi kéo dài, dần trở nên to hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và dịch nhầy tích tụ trong phổi, từ đó gây nhiễm trùng và làm tắc nghẽn đường hô hấp.
Đọc E-paper
Theo nhận định từ trang Healthblurbs.com, những dấu hiệu phổ biến nhất của giãn phế quản thường là:
* Ho hằng ngày trong một thời gian dài. Cơn ho có thể trở nên trầm trọng hơn khi nằm nghiêng người sang một bên. Ho khạc ra nhiều đờm chứa dịch nhầy, các hạt và đôi khi lẫn mủ, có mùi hôi.
* Có vấn đề về đường thở như thở khò khè và khó thở.
* Phần thịt bên dưới móng tay, móng chân trở nên dày hơn. Các móng cong lại, có hình dạng giống như phần tròn của một cái muỗng úp ngược xuống.
* Phổi phát ra những âm thanh bất thường (khi bác sĩ dùng ống nghe để khám bệnh)
Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như:
* Người xanh xao.
* Sụt cân.
* Mệt mỏi.
* Ho ra máu hoặc dịch nhầy có máu.
* Da tái nhợt.
* Hơi thở có mùi hôi.
* Nếu là trẻ em, có thể không phát triển bình thường.
Biến chứng
Giãn phế quản gây ra những biến chứng gồm:
- Viêm phổi: tức viêm bên trong phổi.
- Bệnh lao: bệnh ảnh hưởng đến phổi và gây ho. Lao có thể làm tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Không chỉ ho mạn tính, những triệu chứng ban đầu thường gặp của bệnh lao là sụt cân, đổ mồ hôi ban đêm, sốt và ớn lạnh, người yếu và mệt mỏi, ho nhiều hơn ba tuần lễ, ho ra máu hoặc đờm.
- Ho gà: gây viêm nhiễm đường hô hấp. Những cơn ho dai dẳng có thể làm nôn mửa, đồng thời gây khó khăn khi ăn uống. Giống với cảm lạnh, triệu chứng của ho gà là nhảy mũi, ho khan, chảy nước mũi, sốt nhẹ, mắt đỏ và chảy nước mắt, nghẹt mũi. Tuy nhiên, tình trạng có thể xấu hơn khi bệnh tiến triển nhanh chóng, kèm những biểu hiện và triệu chứng tương tự viêm phế quản.
- Xơ nang: xơ nang làm dịch nhầy dính lại dày hơn bình thường, mồ hôi tiết ra có vị mặn hơn. Dịch nhầy dày, tình trạng mất muối gây một số bất lợi cho sức khỏe như mất nước, suy dinh dưỡng và các vấn đề về hơi thở. Các vùng cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là phổi, gan, các xoang, tuyến tụy, ruột và bộ phận sinh dục.
Ngoài ra, giãn phế quản còn dẫn đến nhiễm nấm (thường bắt đầu từ phổi hoặc trên da), rối loạn suy giảm miễn dịch, làm tăng trưởng khối u (không phải ung thư), gây phản ứng dị ứng với một số loại nấm.
Cách tự phòng bệnh
Bệnh nhân giãn phế quản cần được thường xuyên chăm sóc, đồng thời tuân thủ lối sống lành mạnh để có thể đạt kết quả cao, trên 50 - 70%.
* Khi có bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách cải thiện chất lượng sống. Điều này bao gồm tìm hiểu những thông tin về bệnh càng nhiều càng tốt, cũng như bất cứ tình trạng bệnh lý nào đang có. Đồng thời tránh để nhiễm trùng phổi, hỏi bác sĩ về việc tiêm chủng vắc xin ngừa cúm và viêm phổi, thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm vi rút, vi khuẩn.
* Tuân thủ lối sống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tổng quát khi tự phòng bệnh. Ví dụ, nếu đang hút thuốc lá thì cố gắng bỏ thuốc vì thuốc lá gần như gây hại cho mọi cơ quan trong cơ thể, gồm cả phổi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về chương trình, sản phẩm giúp cai thuốc lá hiệu quả, tránh xa khói thuốc, và bảo vệ sức khỏe đường hô hấp bằng cách tránh xa khói độc, khí gas, các hóa chất có hại khác.
* Lối sống lành mạnh cũng liên quan đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Một chế độ ăn lành mạnh cần có nhiều loại rau củ, trái cây khác nhau, hạt nguyên cám, chế phẩm bơ sữa không béo hoặc ít béo, thực phẩm nhiều protein như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, hải sản, chế phẩm đậu nành, quả hạch, các loại hạt đậu và đậu Hà Lan.
* Giảm tiêu thụ sodium (muối), chất béo dạng thể rắn (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa), ngũ cốc tinh chế, đặc biệt loại tinh chế từ xử lý hạt nguyên cám thường mất một phần chất dinh dưỡng, như chất xơ.
* Giữ nước cho cơ thể cũng rất cần thiết. Bạn cần uống nhiều chất lỏng, nhất là nước, để ngăn chặn dịch nhầy đường hô hấp không bị dày, dính lại.
* Hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội có thể làm lỏng dịch nhầy. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ cách tập luyện nào an toàn cho bạn.
Hỗ trợ cần thiết về tinh thần * Nếu trầm cảm, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc hoặc giải pháp chữa trị khác. * Sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè cũng giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Hãy để những người thân yêu hiểu cảm nhận của bạn và họ có thể làm gì để giúp đỡ bạn. Vật lý trị liệu (cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu) * Kỹ thuật thở ACBT là một chu kỳ thở bình thường, kèm theo thở sâu để làm lỏng dịch nhầy, sau đó ho để tống chất nhầy ra, lặp lại chu kỳ này từ 20 - 30 phút. Cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh hại phổi. Nếu sức khỏe tốt, có thể chỉ cần tập một hay hai lần mỗi ngày. Nếu đang phát triển nhiễm trùng phổi, có thể cần tập thường xuyên hơn. * Dẫn lưu tư thế là phương pháp thay đổi tư thế đề phòng các chất dịch đờm tích tụ trong phổi, để cho đờm từ các phế quản nhỏ chảy vào các phế quản lớn rồi ra ngoài do tác dụng của trọng lượng. |
>Ung thư phổi: Tỷ lệ tử vong cao, nhưng dễ phòng ngừa
>Đột tử do thuyên tắc động mạch phổi