Đông Nam Á trên bờ vực vì biến chủng Delta

Quốc tế - Ngày đăng : 07:00, 12/07/2021

Bài học nhãn tiền từ Indonesia cho thấy khả năng càn quét của biến chủng Delta sẽ trở nên khủng khiếp ra sao nếu người dân và chính quyền nới lỏng kiểm soát mức độ lây nhiễm của Covid-19, cũng như cần đảm bảo nguồn cung ứng oxy cho nhu cầu tăng cao đột biến.
Đông Nam Á trên bờ vực vì biến chủng Delta

Khủng hoảng oxy ở Indonesia

Chỉ hai tháng trước, Indonesia đã viện trợ cho Ấn Độ hàng nghìn bình oxy, thế nhưng ngay thời điểm hiện tại, quốc gia vạn đả Đông Nam Á này đang thiếu cũng chừng đó bình oxy mỗi ngày. Indonesia đã tặng 3.400 bình và máy tạo oxy cho Ấn Độ khi đợt bùng dịch tàn phá đất nước này hồi tháng 4-5/2021. Khi các trường hợp lây nhiễm trong nước gia tăng, Jakarta sau đó đã hủy bỏ kế hoạch gửi thêm 2.000 máy tạo oxy đến Ấn Độ vào cuối 6/2021.

Theo hãng tin AP, tính đến hết ngày 10/7, Indonesia đang dần cạn kiệt oxy khi phải chịu đựng làn sóng tàn phá của các ca nhiễm coronavirus. Chính phủ đang tìm kiếm nguồn cung cấp khẩn cấp từ các quốc gia khác, bao gồm cả Singapore và Trung Quốc.

Luhut Binsar Pandjaitan, Bộ trưởng phụ trách ứng phó đại dịch của Indonesia, cho biết một lô hàng gồm hơn 1.000 bình oxy, máy thở và các thiết bị y tế khác đã được chuyển đến Indo từ Singapore vào ngày 9/7 vừa qua, tiếp theo là 1.000 máy thở khác đến từ Úc.

Bên cạnh những khoản đóng góp đó, Indonesia có kế hoạch mua 36.000 tấn oxy và 10.000 thiết bị tập trung - các thiết bị tạo ra oxy - từ nước láng giềng Singapore, Pandjaitan cho biết. Ông cũng đang liên lạc với Trung Quốc và các nguồn oxy tiềm năng khác. Hoa Kỳ và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã đề nghị giúp đỡ.

Nhìn chung, Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, vừa báo cáo đã có hơn 2,4 triệu ca nhiễm và 64.631 ca tử vong do Covid-19. Những con số này được nhiều người cho rằng là một con số quá thấp do tỷ lệ xét nghiệm đại trà thấp và các biện pháp truy vết trong cộng đồng kém. Indonesia báo cáo số ca tử vong theo ngày tăng kỷ lục là 1.040 người vào 7/7 và thêm gần 39.000 trường hợp dương tính được xác nhận vào thứ 8 - 9/7, cũng là một kỷ lục mới.

Các bệnh viện đông đúc, với số lượng ngày càng tăng lượng người bệnh chết khi đang cách ly tại nhà hoặc trong khi chờ được cấp cứu.

Tại Java, hòn đảo đông dân nhất của Indonesia, các bệnh viện đã bắt đầu thiết lập các đơn vị chăm sóc đặc biệt tạm thời vào giữa tháng 6. Nhiều bệnh nhân phải chờ nhiều ngày để được nhập viện. Những bình oxy được đưa ra vỉa hè cho những người may mắn tìm mua được, trong khi những người khác kém may mắn hơn được thông báo rằng họ phải tự tìm mua.

Yaya Mulyana, Phó thị trưởng thành phố cho biết, các phòng cấp cứu tại một bệnh viện công ở thành phố Bandung đã đóng cửa vào đầu tuần này sau khi hết oxy trong bối cảnh người dân hoảng loạn đổ đi mua các bình oxy do số ca nhiễm tăng cao ở thủ phủ tỉnh Tây Java.

dong-nam-a-tren-bo-vuc-sup-do-3723-8098-

Người dân xếp hàng chờ đến lượt đổ đầy bình oxy của họ tại một trạm bơm oxy ở Jakarta, Indonesia vào thứ Sáu, ngày 9/7/2021. 

“Những người hoảng sợ đã mua bình dưỡng khí ngay cả khi họ chưa cần đến chúng,” Mulyana nói. "Điều đó đã dẫn đến nguồn cung cấp oxy cạn kiệt."

Tại một bệnh viện ở Yogyakarta, miền trung Java, 63 bệnh nhân Covid-19 đã chết trong một ngày. 33 người trong số họ chết trong tình trạng mất nguồn cung cấp oxy lỏng trung tâm từ bệnh viện, mặc dù bệnh viện đã chuyển sang sử dụng bình oxy lẻ cho từng trường hợp cần kíp, phát ngôn viên Banu Hermawan cho biết.

Nhu cầu oxy của Indo hiện tại đã lên tới 1.928 tấn/ ngày, trong khi theo số liệu của chính phủ, tổng công suất sản xuất hiện có của cả Indo là 2.262 tấn/ ngày. Bộ trưởng Pandjaitan cho biết: “Trước hết, tôi đã yêu cầu 100% oxy được dùng cho mục đích y tế, nghĩa là tất cả các phân bổ công nghiệp phải được chuyển cho y tế. Chúng tôi đang chạy đua với thời gian, chúng tôi phải làm việc thật nhanh”.

Bộ Công nghiệp đã ban hành một nghị định rằng tất cả các nguồn cung cấp oxy phải được gửi đến các bệnh viện đang chữa cho bệnh nhân Covid-19 và yêu cầu các công ty trong ngành hợp tác.

Chính phủ đã chuyển hướng cung cấp oxy từ các nhà máy công nghiệp ở Morowali thuộc Trung Sulawesi, Balikpapan trên đảo Borneo, Belawan và Batam trên các đảo Sumatra. Các ngành công ty sản xuất oxy nhỏ hơn cũng đã được hướng tới để sản xuất oxy dược phẩm.

Với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, Bộ trưởng Pandjaitan cảnh báo Indonesia có thể đối mặt với tình huống xấu nhất với 50.000 ca nhiễm mỗi ngày, và thời gian hai tuần tới sẽ rất quan trọng.

Hiện thực nghiệt ngã ở đất nước vạn đảo

Ngày 8/7, truyền thông Indonesia cho biết bà Novilia Sjafri Bachtiar, nhà khoa học phụ trách thử nghiệm vaccine Sinovac Trung Quốc tại Indonesia, đã qua đời một ngày trước đó sau khi mắc Covid-19, theo truyền thông địa phương. Bachtiar, Trưởng bộ phận Giám sát và Nghiên cứu Lâm sàng của Bio Farma, đồng thời cũng là giảng viên tại Đại học Padjadjaran (Unpad) Bandung, là nhà khoa học chính và là người đứng đầu hàng chục thử nghiệm lâm sàng vaccine Sinovac tại Indonesia.

novilia-sjafri-bachtiar-tu-von-7936-6195

Bà Novilia Sjafri Bachtiar, nhà khoa học phụ trách thử nghiệm vaccine Sinovac Trung Quốc tại Indonesia, đã qua đời 7/7/2021 sau khi mắc Covid-19

Một quan chức của công ty dược phẩm quốc doanh PT Bio Farma cho hay bà Bachtiar được chôn cất theo quy trình xử lý bệnh nhân Covid-19. PT Bio Farma hồi tháng 8/2020 ký thỏa thuận với Sinovac để thử nghiệm, sản xuất và chuyển giao công nghệ vaccine Sinovac.

Cũng trong ngày 8/7, hãng tin Reuters đã chia sẻ hai bức ảnh trên không ảnh chụp nghĩa trang Rorotan ở thủ đô Jakarta tại hai thời điểm khác nhau, cho thấy hiện thực nghiệt ngã về tình hình dịch Covid-19 đang xấu dần ở Indonesia, khi chỉ trong 10 ngày, số huyệt mộ đã tăng mạnh.

Rorotan là 1 trong 5 nghĩa trang ở Jakarta được dùng để chôn cất thi thể bệnh nhân Covid-19. Nhà chức trách cho biết 4/5 nghĩa trang chôn cất người chết do Covid-19 hiện đã kín chỗ. Thống đốc Anies Baswedan của Jakarta cho biết số người chết do Covid-19 được chôn cất - gồm cả trường hợp xác nhận hoặc nghi nhiễm bệnh - đã tăng gấp 10 lần ở Jakarta kể từ tháng 5 năm nay.

dong-nam-a-tren-bo-vuc-sup-do-5387-4543-

Không ảnh của Reuters cho thấy sự khác biệt tại nghĩa trang Rorotan trong ảnh chụp hôm 28/6 (trên) và hôm 7/7 (dưới)

Cơ sở dữ liệu của Jakarta cho thấy vào tháng 5, trung bình mỗi ngày có 17 người được chôn cất tại đây, nhưng con số này đã tăng lên 105 người vào tháng 6. Chỉ riêng hôm 3/7, có 392 người được chôn cất.

Tuần trước, Indonesia áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với việc di chuyển của người dân, thương mại, đi lại bằng đường hàng không trên đảo Java và Bali để đảm bảo hàng trăm triệu người ở nhà từ ngày 3/7. Giới chức Indonesia cho biết lệnh này sẽ kéo dài tới ngày 20/7 và gia hạn nếu cần để đạt mục tiêu là giảm ca mới hàng ngày xuống dưới 10.000. 

Đông Nam Á liệu có “vỡ trận”?

Đại dịch Covid-19, lần này do biến chủng Delta gây ra, đang đe dọa Đông Nam Á, khi các chính phủ trong khu vực phải vật lộn để kiểm soát sự gia tăng ca lây nhiễm trên toàn khu vực, vốn đang xáo trộn các kế hoạch mở cửa trở lại bài bản và đẩy hệ thống y tế đến bờ vực đổ vỡ. Ít nhất một nửa trong số 11 quốc gia trong khu vực đã chứng kiến số lượng ca nhiễm tăng kỷ lục trong tuần qua.

Mặc dù sống sót qua năm đầu tiên của đại dịch tương đối bình yên, khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta dễ lây lan hơn của Covid-19 và bị cản trở bởi việc quản lý không hiệu quả và việc triển khai vaccine chậm chạp.

Trong tuần qua, hầu hết các quốc gia trong khu vực đã công bố mức cao kỷ lục về số ca nhiễm, tử vong do Covid-19 hoặc cả hai.

Indonesia, quốc gia lớn nhất trong khu vực và bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, đã chứng kiến sự gia tăng gần như hàng ngày về số ca nhiễm. Nó báo cáo một kỷ lục mới với 38.391 trường hợp vào ngày 8/7, gấp sáu lần con số một tháng trước đó, đẩy tổng số của nó lên gần 2,4 triệu kể từ khi bắt đầu đại dịch. Indonesia cũng đã chứng kiến gần 63.000 trường hợp tử vong. Cả hai đều là những con số cao nhất Đông Nam Á.

dong-nam-a-tren-bo-vuc-sup-do-9262-4919-

Bình oxy được chuẩn bị cho bệnh nhân nằm ở hành lang của một bệnh viện  vốn đã quá đông đúc trong bối cảnh gia tăng các ca bệnh Covid-19, ở Surabaya, Đông Java, Indonesia, vào 9/7/2021

Còn ở Malaysia, 9.170 trường hợp cũng đã được báo cáo hôm 9/7 trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm Covid-19 ngày càng tồi tệ - tồi tệ nhất ở Đông Nam Á tính theo đầu người - hiện đã trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định của chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin Yassin. Một đồng minh quan trọng đã rút lại sự ủng hộ cho Thủ tướng Yassin vào tối thứ 7/7; trong số các lý do chính là do chính phủ xử lý không đúng cách đối với đại dịch.

Cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe cộng đồng đang rình rập của đất nước có nguy cơ bị cộng thêm bởi một cuộc khủng hoảng chính trị lặp lại mới đã bao trùm chính quyền của Muhyiddin trong năm qua.

Tại quốc gia láng giềng Thái Lan, hôm 9/7 ghi nhận thêm 9.276 trường hợp, sau một kỷ lục khác là 7.058 trường hợp hôm qua, khiến Trung tâm Quản lý tình hình Covid-19 của chính phủ áp đặt thêm các hạn chế trong thời gian 14 ngày, bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm, hạn chế đi lại ở Bangkok, và các hạn chế khác trong “khu vực màu đỏ” (cấm đi lại) được chỉ định.

Tại Việt Nam, TP.HCM  đã bắt đầu giãn cách xã hôi trong 15 ngày kể từ  9/7 để ngăn chặn sự bùng phát của chính nó. Trong khi tỷ lệ lây nhiễm của Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn trong điều kiện khu vực. Reuters lưu ý rằng Việt Nam đã có nhiều ca nhiễm hơn trong ba ngày qua so với trong 13 tháng đầu tiên của đại dịch.

Myanmar cũng lần đầu tiên chứng kiến hơn 4.000 trường hợp mắc mới vào ngày hôm qua - một con số có lẽ cao hơn nhiều do nỗ lực kiểm tra của quân đội nước này giảm - trong khi Campuchia đã ghi nhận số trường hợp mắc và tử vong cao nhất trong hai tuần qua.

Tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức thấp, với 5,3% dân số Indonesia được tiêm chủng đầy đủ, 4,5% ở Thái Lan và 2,7% người dân ở Philippines. Malaysia đã làm tốt hơn một chút - đã tiêm phòng đầy đủ cho 9,6% trong tổng số 32 triệu người - trong khi Campuchia chỉ tiêm hơn 1/5. 

Tình hình ở Đông Nam Á đã được phản ánh trong các phát hiện của Chỉ số phục hồi sau Covid-19 của Nikkei, được công bố vào đầu tuần trước, xếp hạng 120 quốc gia về năng lực quản lý lây nhiễm, triển khai tiêm chủng và khả năng mở cửa - di động.

Thái Lan đứng ở vị trí thứ 118 trong tổng số 120 quốc gia, chỉ sau Malaysia (thứ 114), Indonesia (thứ 110), Philippines (thứ 108), Việt Nam và Campuchia (đứng thứ 100), và bỏ xa Lào (thứ 66). Thành tích nổi bật của khu vực là Singapore (thứ 12), nơi gần 38% dân số hiện đã được tiêm chủng đầy đủ.

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-1847-3098-

Trong Bảng chỉ số phục hồi sau Covid-19, chỉ có Singapore đứng thứ hạng cao, một phần nhờ tỷ lệ tiêm chủng trong dân cao.

Ngọc Thoại