Đăng cai Thế vận hội từ nhiều năm qua đã được lãnh đạo các nước giải thích với công chúng rằng đầu tư vào việc này sẽ dẫn tới những lợi ích tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Suốt nhiều năm qua, giới quan sát quốc tế đã không ít lần thừa nhận rằng việc đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao tầm cỡ như Olympic hay World Cup không chỉ khiến nước chủ nhà luôn tiêu tốn nhiều hơn chi phí hoạch định ban đầu mà doanh thu cũng thấp hơn và không thể tận dụng triệt để các cơ sở hạ tầng dài hạn như dự báo.
Chuẩn bị cho kỳ World Cup 2026 hiện chỉ có Canada và Mexico tỏ ý phấn khởi trong khi Mỹ dửng dưng và không có ý định đăng cai bất kỳ sự kiện thể thao như World Cup hay Olympic trong thời gian tới. Tháng 5 vừa qua, New York đã từ bỏ ý định tham gia tranh cử đăng cai Thế vận hội mùa hè 2024.
Còn với Thế vận hội mùa đông 2022, hàng loạt nước tranh cử từ bỏ ý định đăng cai vào giai đoạn nước rút, mà giới truyền thông xem đó là một sự ngoảnh mặt “điên rồ” chưa từng thấy. Krarlow (Ba Lan), Munich (Đức) và Davos (Thụy Sĩ) rút lui sau khi người dân ba nước này bỏ phiếu phản đối. Tương tự, Thụy Điển rút lui sau khi chính quyền cho rằng doanh thu có khả năng thấp hơn và chi phí cao hơn đánh giá ban đầu.
Trong khi đó, người dân Oslo vẫn tiếp tục biểu tình chống lại việc chính quyền Na Uy đăng cai Olympic 2022, còn việc đăng cai của Lviv tỏ ra khó dự báo khi Ukraina đang chìm ngập trong cuộc nội chiến.
Đăng cai Thế vận hội từ nhiều năm qua đã được lãnh đạo các nước giải thích với công chúng rằng đầu tư vào việc này sẽ dẫn tới những lợi ích tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Trong bài viết đăng trên Holy Cross năm 2006, nhà kinh tế học Victor Matheson chỉ rõ rằng gia tăng chi phí công cho cơ sở hạ tầng thể thao và tổ chức sự kiện sẽ dẫn đến việc cắt giảm trong dịch vụ công, từ đó gia tăng nợ công hoặc tăng thuế, tất cả dẫn đến sự xuống dốc của nền kinh tế địa phương.
Trong bối cảnh tốt nhất, các chi phí công cộng dành cho các sự kiện thể thao vẫn không mang đến lợi ích đáng kể nào cho nền kinh tế khi phúc lợi lao động của các dự án đã được bù trừ bởi số lượng việc làm bị mất đi do tăng thuế hoặc cắt giảm ngân sách tại các khoản khác trong nền kinh tế cả nước.
Matheson cũng cho rằng các báo cáo tác động kinh tế của Olympic chưa tính đến các khoản phí đáng kể như an ninh và đầu tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho các cơ sở hạ tầng thể thao phục vụ chính cho sự kiện.
Một trong những hệ quả dễ nhìn thấy nhất chính là những sân vận động Olympic khổng lồ, tốn kém ngày nào giờ đây hoàn toàn nằm trong sự lãng quên, trống vắng. Từ Sarajevo (Olympic mùa đông 1984) đến Athens (mùa hè 2004) và ngay cả Sochi (mùa đông 2014), tất cả những tòa nhà, dự án xa hoa phục vụ cho sự kiện chỉ kéo dài vài tuần lễ và ngay sau đó trở nên vô dụng.
Trong bản giải trình việc rút lui của mình, Thụy Điển giải thích rằng sắp xếp cho một kỳ Olympic mùa đông đồng nghĩa với việc đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng như sân băng hay máng trượt, nhưng họ không hề thấy bất kỳ nhu cầu nào từ các cơ sở ấy sau kỳ đại hội. Hiện tại, chỉ còn hai thành phố toàn tâm hướng đến Olympic mùa đông 2022, là Almaty (Kazakhstan) và Bắc Kinh. Ủy ban Olympic Quốc tế sẽ bỏ phiếu bầu chọn vào 31/7/2015.
>Pháp chính thức giành quyền đăng cai Euro 2016
>Nhật Bản giành quyền đăng cai Thế vận hội năm 2020
>"Trái đắng" từ quyền đăng cai sự kiện thể thao