Cải thiện môi trường kinh doanh: Loại bỏ rào cản để tiếp sức cho khu vực tư nhân

Hội - Câu lạc bộ - Ngày đăng : 02:33, 25/07/2018

Nói về việc cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam, vấn đề sống còn chính là việc luật pháp phải được xây dựng để đảm bảo thực thi công bằng và bình đẳng.
Cải thiện môi trường kinh doanh: Loại bỏ rào cản để tiếp sức cho khu vực tư nhân

Cần loại bỏ những rào cản kỹ thuật trong xuất nhập khẩu để tạo môi trường giao thương thông thoáng

Liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam, theo ông Michael Kelly - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội, vấn đề sống còn chính là việc luật pháp phải được xây dựng để đảm bảo thực thi công bằng và bình đẳng.

* Trong những thông điệp gần đây, AmCham khuyến khích tạo môi trường đầu tư và kinh doanh trong sạch và an toàn cho Việt Nam, ông có thể nói rõ hơn về điều này?

- Chuyến thăm Việt Nam năm ngoái của Tổng thống Donald Trump đã mở ra nhiều cơ hội cho các công ty Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều điều khoản đầu tư chưa được thực hiện do vấn đề pháp lý, thể chế và việc cấp phép chưa rõ ràng, phức tạp và còn những hạn chế.

cải thiện môi trường kinh doanh ông Michael Kelly - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà NộiThủ tục thông quan của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc hậu kiểm thường xuyên trên diện rộng đã và đang gây trở ngại cho các công ty. Có công ty đã phải chịu hậu kiểm tới 10 lần trong 2 tháng. Trong khi đó, để nền kinh tế Việt Nam phát triển hết tiềm lực, các rào cản này cần được kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài cần một môi trường mang tính động viên và khuyến khích.

Các công ty thành viên của AmCham cần nhiều hơn những nỗ lực cải cách nhằm tạo môi trường cạnh tranh và công bằng hơn. Các quyết định cần được ban hành kịp thời hơn, các thủ tục bớt rườm rà hơn, pháp luật cần được thực hiện một cách bình đẳng, các công ty cạnh tranh bằng chính giá trị của họ, bao gồm khả năng tiếp cận đất đai và cơ hội khác.

* Ông đang nói đến sự công bằng và bình đẳng?

- Theo quan sát của các doanh nghiệp thành viên AmCham, còn khá nhiều lĩnh vực vẫn tồn tại sự bất bình đẳng, thiếu hiệu quả, thiếu sự nhất quán, thậm chí trong một số trường hợp còn nảy sinh những điều chưa hợp lý. Việt Nam cần loại bỏ các rào cản để tiếp sức cho khu vực tư nhân.

Link bài viết

Vấn đề sống còn chính là việc luật pháp phải được xây dựng để đảm bảo thực thi công bằng và bình đẳng. Cải thiện môi trường pháp luật sẽ giúp cải thiện niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường. Đây cũng là yếu tố quan trọng khi xem xét các biện pháp nhằm thu hút đầu tư chất lượng cao cũng như thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân.

Để duy trì và phát triển các mối quan hệ đầu tư và thương mại song phương, thương mại phải tự do và công bằng. Giá của sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam vẫn rất đắt đỏ và thủ tục còn phức tạp, trong bối cảnh Việt Nam xuất siêu vào thị trường Mỹ ngày càng gia tăng.

Do vậy, điều quan trọng là Việt Nam cần xem xét, giải quyết các rào cản kỹ thuật trong thương mại, các rào cản phi thuế quan mà hầu hết doanh nghiệp phải đối mặt hằng ngày tại cửa khẩu. Chính những rào cản này đã hạn chế hoạt động của các công ty và ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam.

Các thành viên của AmCham vẫn rất lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng quan ngại về sự thay đổi chính sách trong thời gian gần đây không phù hợp với thông lệ quốc tế. Những thay đổi này khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải chịu thêm rất nhiều rủi ro và cản trở quá trình triển khai đầu tư tại Việt Nam.

* Như ông nói, Việt Nam vẫn chưa có môi trường kinh doanh thực sự tốt cho các nhà đầu tư?

- Sự gia tăng các mối quan ngại về môi trường kinh doanh thể hiện tầm quan trọng và sự cần thiết của việc kết nối các hoạt động kinh doanh với xã hội, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường kinh doanh theo cách tạo ra giá trị kinh tế và xã hội trong dài hạn. Chúng tôi tin tưởng vào luật pháp của Việt Nam và mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và ổn định như hiện nay.

Chúng tôi tin rằng Việt Nam, trong mối quan hệ đối tác với các công ty hàng đầu của Mỹ, có thể phát triển kinh tế hơn nữa bằng cách tận dụng các yếu tố đầu vào và công nghệ tốt nhất cùng với ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất. Chúng tôi ủng hộ sự nỗ lực của Việt Nam để quá trình cổ phần hóa được minh bạch và cạnh tranh.

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam có thể được cải thiện tốt nhất bằng cách hành động giúp tăng năng suất, giảm chi phí và rủi ro. Quan trọng hơn, việc giảm chi phí và các thủ tục phức tạp trong kinh doanh sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam mà đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh và sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

* Cảm ơn ông!

SONG ANH