Cải tiến nền kinh tế xanh với mô hình ngân hàng xanh

Start up - Ngày đăng : 08:32, 16/11/2018

Vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc cải tiến nền kinh tế xanh đang ngày càng được đề cao và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (International Financial Corporation – IFC), một chi nhánh của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tiêu biểu cho vai trò này.
Cải tiến nền kinh tế xanh với mô hình ngân hàng xanh

Trụ sở của Tập đoàn Tài chánh Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế Giới (WB)

Trong năm tài chính vừa qua, 36% tài khoản và vốn huy động của IFC là những dự án thông minh về khí hậu, tăng gấp 3 lần so với năm trước (12%).

Để đạt được thành quả như thế, một trong những công cụ mà IFC đã sử dụng là khoản lãi suất carbon đối với các dự án tài chính liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm gây ô nhiễm như xi măng, hóa chất, nhiệt điện, với mức 40 - 80 USD cho mỗi tấn sản phẩm.

Link bài viết

Cùng nhiều định chế tài chính phát triển khác, trong chưa đầy một thập niên, IFC đã dẫn đầu thế giới với việc thiết lập một thị trường trái phiếu xanh vốn chưa có mặt vào năm 2007, vậy mà đến năm 2017 đã có một khoản đầu tư lên đến hơn 150 tỷ USD.

Gần đây nhất, IFC thay đổi chính sách, hạn chế mạnh mẽ dự án tài chính của các tổ chức trung gian có dính líu trực tiếp hay gián tiếp với than đá. Họ cắt giảm đến 95% các khoản vay dành cho những trung gian để đảm bảo sự hỗ trợ tài chính chủ yếu đến với các mục tiêu phù hợp môi trường sinh thái như cải thiện tính hiệu quả về năng lượng, khả năng tái tạo, các nhà quản lý kinh doanh thuộc phái nữ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay IFC vẫn tiếp tục cho các tổ chức trung gian tài chính vay tiền ở những dự án không than đá, đồng thời có sự phối hợp, hỗ trợ ngân hàng ở những thị trường đang lên về lĩnh vực trái phiếu xanh.

Trong những tháng sắp tới, IFC sẽ tiến hành những cải tiến mới, đòi hỏi các tổ chức trung gian tài chính công khai đóng lại các chương trình hoạt động liên quan đến than đá và những dự án không phù hợp với bảo vệ môi trường.

Về khía cạnh luật lệ, IFC cổ xúy cho tính trong sáng của hoạt động tài chính. Trong chương trình hành động của mình, tổ chức Mạng lưới Ngân hàng Bền vững (Sustainable Banking Network) với sự kết hợp của hệ thống ngân hàng 35 quốc gia khác nhau, sẽ hướng thị trường tài chính sang mục tiêu bền vững về môi trường và xã hội.

Kinh nghiệm gặt hái từ hoạt động này sẽ được sử dụng nhằm cải tiến tính trong sáng và minh bạch của hệ thống ngân hàng.

Dù sao, nhiều mục tiêu lớn lao vẫn còn nằm trong kế hoạch hành động của IFC, thời gian sẽ trả lời một cách cụ thể kết quả hoạt động của tổ chức này.

LÊ CẨN