Covid-19 lây nhiễm thế nào trên máy bay: Đâu là vị trí ngồi an toàn nhất?

Quốc tế - Ngày đăng : 05:30, 11/03/2020

Hàng không vô tình trở thành con đường thuận lợi để virus corona lan ra khắp các châu lục. Vậy làm thế nào bạn có thể an toàn trên máy bay?
Ngành hàng không đã thực hiện nhiều biện pháp như giám sát hành khách, cắt giảm chuyến bay đến các vùng dịch, diệt khuẩn sau mỗi hành trình... Tuy nhiên những biện pháp này chắc chắn chưa thể làm những hành khách trên chuyến bay khỏi lo lắng.

Ngành hàng không đã thực hiện nhiều biện pháp như giám sát hành khách, cắt giảm chuyến bay đến các vùng dịch, diệt khuẩn sau mỗi hành trình... Tuy nhiên những biện pháp này chắc chắn chưa thể làm những hành khách trên chuyến bay khỏi lo lắng.

Khi dịch bệnh bùng phát, ai cũng nên thận trọng khi phải đi lại bằng máy bay. Thế giới lao đao vì chủng mới của virus corona (sau được gọi là Covid-19) xuất hiện từ Trung Quốc, hiện đã lan rộng tới hơn 100 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có cả Mỹ - nơi đồng thời chịu ảnh hưởng của dịch cúm với hơn 18.000 ca tử vong.

Ngành hàng không đã thực hiện nhiều biện pháp như giám sát hành khách, cắt giảm chuyến bay đến các vùng dịch, diệt khuẩn sau mỗi hành trình... Tuy nhiên những biện pháp này chắc chắn chưa thể làm những hành khách trên chuyến bay khỏi lo lắng.

Nói cho cùng, bạn có thể tránh một người đang hắt xì khi xếp hàng tại quán cafe nhưng bạn đang ít nhiều phó mặc số phận nếu ngồi trên chiếc hộp kim loại đang bay. Dù vẫn còn đó ẩn số về sự bùng phát dịch bệnh từ Vũ Hán, các nhà khoa học phần nào biết được về chủng virus corona và các bệnh đường hô hấp tương tự khác. Vậy đâu là cách thức lây nhiễm của những virus này, cụ thể trong môi trường máy bay?

Cơ chế lây nhiễm của các bệnh đường hô hấp

Nếu từng hắt hơi vào cánh tay hay tránh xa đồng nghiệp đang ho trong phòng, bạn đã nắm được những điều cơ bản về cơ chế lây nhiễm của các bệnh đường hô hấp.

Khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, họ sẽ tiết ra những giọt nhỏ, nước bọt, chất nhầy hay các dịch cơ thể khác. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu bất kỳ giọt nào rơi vào người hay chạm vào chúng, sau đó chạm lên mặt. 

Những giọt này không ảnh hưởng trong không gian rộng, thay vào đó chúng phát tán trong phạm vi gần nguồn nhiễm bệnh. Emily Landon, chuyên gia tại Đại học Y Chicago, cho biết thời gian phơi nhiễm với cảm cúm là 10 phút hoặc lâu hơn, khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong khoảng 1,8m.

"Thời gian và khoảng cách là yếu tố quan trọng", Landon nói.

Các bệnh về đường hô hấp cũng có thể lây từ các giọt nhỏ, dịch cơ thể rơi xuống trên bề mặt, như chỗ ngồi trên máy bay và khay bàn ăn. Những giọt này bám lại bao lâu cũng tuỳ thuộc vào từng loại bề mặt; chẳng hạn như chất nhầy hay nước bọt, bề mặt xốp hay không xốp. Virus có thể thay đổi đáng kể dựa vào thời gian chúng bám lại trên bề mặt, từ vài giờ cho đến vài tháng.

"Để sống sót, virus phải có khả năng tồn tại trong môi trường trong lúc nó bị khô dần đi", ông nói. "Virus sẽ bị mất cơ chế lây nhiễm nếu tồn tại trong môi trường khô quá lâu".

Điều này có nghĩa gì với hành khách trên máy bay?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng người có khả năng lây nhiễm lớn nhất ngồi tại 2 hàng ghế gần nhau. Nhưng mọi người không chỉ ngồi yên trên các chuyến bay, nhất là những chặng bay dài. Họ ghé phòng vệ sinh, đi lại để duỗi chân, lấy đồ từ khoang để hành lý phía trên. 

Trên thực tế, trong đợt bùng phát SARS năm 2003, hành khách trên chuyến bay từ Hồng Kông đến Bắc Kinh đã lây nhiễm cho những người ngồi cách xa phạm vi 2 hàng ghế được khuyến cáo bởi WHO. Tạp chí Y học New England cũng chỉ ra rằng WHO có thể đã bỏ qua 45% bệnh nhân mắc SARS nếu áp dụng tiêu chí này.

Từ trường hợp trên, nhóm nghiên cứu y tế công đã phát hiện ra rằng các chuyển động ngẫu nhiên trong khoang máy bay có thể thay đổi xác suất hành khách bị nhiễm bệnh.

"Giả sử bạn ngồi trên ghế cạnh lối đi hoặc ghế gần giữa hành lang và tôi đi bộ đến nhà vệ sinh", ông Weiss, Giáo sư sinh học và toán học tại Đại học Pennsylvania, nói: "Chúng ta sẽ nằm trong diện tiếp xúc gần, nghĩa tôi cách bạn khoảng 1 mét. Nếu tôi bị nhiễm bệnh, tôi có thể truyền cho bạn... Chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên định lượng việc này".

Theo nghiên cứu, hầu hết hành khách rời khỏi chỗ ngồi thường là để đi vệ sinh hay lấy đồ từ hành lý. Nghiên cứu thống kê được 38% hành khách rời ghế của họ 1 lần, 24% rời hơn 1 lần và 38% còn lại không di chuyển trong toàn bộ chuyến bay. Điều này giúp đội nghiên cứu xác định được những chỗ ngồi an toàn nhất. Hành khách ít khả năng đứng dậy thường ngồi vị trí cạnh cửa sổ: chỉ 43% di chuyển xung quanh so với 80% hành khách ngồi cạnh lối đi.

Covid-19-la-y-nhie-m-the-na-o-7870-3494-

Chỗ ngồi cạnh cửa sổ rõ ràng làm giảm khả năng tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm. Mô hình trên cho thấy kể cả những hành khách có vị trí cạnh lối đi, ngay cả những người trong phạm vi từ 2 chỗ ngồi của WHO, có xác suất nhiễm bệnh không cao. Weiss nói rằng hầu hết những người tiếp xúc gần trên máy bay thường ngồi gần nhau. "Nếu bạn ngồi cạnh lối đi, chắc chắn sẽ có khá nhiều người di chuyển qua lại nhưng việc tiếp xúc này diễn ra khá nhanh chóng", Weiss nói.

Câu chuyện sẽ thay đổi nếu người bệnh là thành viên phi hành đoàn. Các tiếp viên dành nhiều thời gian để đi lại và tương tác với hành khách, nên khả năng họ sẽ có thêm cuộc tiếp xúc gần với thời gian tiếp xúc lâu hơn. Theo nghiên cứu, 1 thành viên phi hành đoàn bị bệnh có xác suất lây nhiễm cho 4,6 hành khách. "Do đó, các tiếp viên không được bay khi họ đang ốm".

Link bài viết

Điều này có nghĩa gì so với virus corona mới?

Weiss chỉ ra rằng thế giới chưa xác định được cách thức di truyền phổ biến nhất của Covid-19. Nó có thể chủ yếu thông qua các hạt hô hấp, tiếp xúc vật lý với nước bọt, sau đó hấp thụ lên miệng. Ông lưu ý rằng mô hình này không tính đến việc lây truyền qua hạt aerosol (các hạt bụi chất rắn hay lỏng trong không khí).

Emily Landon đồng ý với việc hiện chúng ta chưa biết hết được cách thức virus corona chủng mới lây truyền, nhưng tin rằng kết quả nghiên cứu này có tính ứng dụng cao. Cô chỉ ra tất cả các virus corona trước đây đã truyền qua các giọt nhỏ, vì vậy sẽ thật bất thường nếu mầm bệnh này truyền nhiễm theo phương thức khác.

Covid-19 cũng đang có nhiều mặt tương đồng với SARS. Cả 2 đều thuộc virus truyền nhiễm từ động vật sang người và được cho là xuất phát từ loài dơi. Hai virus này cũng truyền bệnh từ người sang người với thời gian ủ bệnh lên tới 14 ngày đối với virus corona, 2 ngày với cảm cúm thông thường - nghĩa người có thể bị nhiễm bệnh có thể đã truyền bệnh cho người khác trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Với tất cả những điều trên, Landon đề nghị tuân theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ về các bệnh truyền nhiễm trên máy bay. Điều này gồm rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn thường xuyên sau khi chạm vào bề mặt nào đó - nhất là khi đã có bằng chứng cho thấy virus corona bám lại bề mặt lâu hơn so với các bệnh khác, khoảng 3-12 giờ. Bạn cũng nên tránh chạm lên mặt và tiếp xúc với hành khách bị ho bằng mọi cách có thể. 

Dịch bệnh nào tệ hơn, Covid-19 hay cúm?

Có nhiều cách để ước tính rủi ro bệnh dịch gây ra nhưng hãy tập trung vào 2 con số các nhà nghiên cứu y tế công cộng thường sử dụng: số ca lây nhiễm và số ca tử vong. Số ca lây nhiễm - đơn giản là nói đến số người có thể bị lây nhiễm do nguồn mắc bệnh. Maia Majumder, giảng viên tại Bệnh viện Nhi Boston và trường Y Harvard, đã nghiên cứu việc này.

"Với bệnh cúm, chúng ta có vắc xin, vài loại thuốc kháng sinh. Hiện tại chúng ta chưa có gì để đối đầu với coronavirus", theo Arnold Monto, Đại học Michigan

Kết quả sơ bộ cho thấy tỷ lệ lây nhiễm từ 1 bệnh nhân với Covid-19 dao động từ 2,0 đến 3,1 người. Con số này cao hơn cúm (1,3 - 1,8) nhưng tương tự với SARS, có tỷ lệ từ 2-4. Do đó, Covid-19 có khả năng lây nhiễm sang người dễ hơn.

Tỷ lệ tử vong là tỷ lệ ca chết chia cho số người mắc phải. Cúm dù được coi là bệnh dịch toàn cầu, có tỷ lệ tử vong tương đối thấp, khoảng 0,1%. Lý do cúm trở thành trường hợp khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng hàng năm vì độ lây nhiễm của nó đến hơn 35,5 triệu người tại Mỹ trong suốt 2018-2019, khiến 490.000 ca nhập viện và 34.200 ca tử vong. Đó là lý do tại sao các quan chức y tế thường khuyên mọi người nên phòng cúm.

Tỷ lệ tử vong cũng giải thích lý do các cơ quan y tế công cộng lại gửi thông báo về sự bùng phát của virus corona chủng mới. SARS có tỷ lệ tử vong 10%, gấp khoảng 100 lần so với cúm và tỷ lệ nhiễm Covid-19 hiện mức gần 3%, ngang với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Thế giới sẽ gánh hậu quả nghiêm trọng nếu SARS hoặc Covid-19 lây nhiễm đến hàng triệu người. Không giống như bệnh cúm, Landon nói, toàn bộ dân số thế giới trong diện dễ bị lây nhiễm vì chưa có ai từng mắc bệnh này và hiện đang không có cách điều trị cụ thể cho dịch bệnh.

Ngành y tế và cộng đồng đang phụ thuộc vào việc kiểm soát lây nhiễm trùng, chẳng hạn như rửa tay, tránh tiếp xúc với cá nhân bị ảnh hưởng và kiểm dịch. Chuyên gia Arnold Monto gợi ý rằng các biện pháp y tế công cộng này có thể tạo ra sự khác biệt trong việc đẩy lùi dịch Covid-19 như họ đã từng làm với SARS.

"Hy vọng rằng dịch bệnh này có thể kiểm soát bởi các biện pháp y tế công cộng tiêu chuẩn - vì đó là những gì chúng ta có được", ông nói. "Với bệnh cúm, chúng ta có vắc xin, vài loại thuốc kháng sinh. Hiện tại chúng ta chưa có gì để đối đầu với virus corona chủng mới".

(Theo Người Đồng Hành)

Bảo Linh