Singapore - Thỏi nam châm hút người giàu

Quốc tế - Ngày đăng : 06:00, 18/01/2023

Singapore đang trở thành thỏi nam châm hút người giàu, đặc biệt là người giàu Trung Quốc, với môi trường kinh doanh thuận lợi và sự tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ.
Singapore - Thỏi nam châm hút người giàu

Đảo quốc sư tử đang trở thành địa điểm ngày càng quan trọng để kết nối với Phố Wall và các trung tâm tài chính của thế giới.

Sau khi mở cửa vào một ngày tháng 12 năm ngoái, showroom Rolls-Royce tại khu Redhill của Singapore mau chóng trở nên nhộn nhịp. Giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung vẫn nóng, thị trường tài chính nhiều bất ổn và rủi ro suy thoái kinh tế cận kề, lượng xe Rolls-Royce đăng ký tại Singapore lại tăng mạnh vào năm 2021, rồi đạt kỷ lục năm 2022.

Theo nhân viên showroom, các khách hàng mới chủ yếu đến từ Trung Quốc. Dẫn nguồn tin từ nhiều ngân hàng, luật sư, kế toán và nhà đầu tư, Financial Times cho biết, các cá nhân, gia đình, công ty riêng của Trung Quốc đang xem Singapore là "con tàu" giúp vượt qua nhiều cơn bão sắp tới.

Nhiều thập niên qua, Singapore được xem là trung tâm tài chính và quản lý tài sản của Đông Nam Á, thu hút tầng lớp trung lưu và người giàu từ Malaysia lẫn Indonesia. Ngoài ra, Đảo quốc sư tử đang trở thành địa điểm ngày càng quan trọng để kết nối với Phố Wall và các trung tâm tài chính của thế giới. Với việc điều chỉnh, nới lỏng biện pháp phòng Covid-19 và là nước châu Á đầu tiên công bố kế hoạch tái mở cửa cũng như bình thường hóa, Singapore tiếp tục thu hút một lượng lớn cá nhân giàu có.

"Trong thời kỳ đại dịch, điểm mạnh của Singapore là sự quản lý hiệu quả và nhân đạo của chính phủ, cơ sở y tế tốt và môi trường tài chính, điều này đã thu hút nhiều cá nhân giàu có trên thế giới", Liu Ben - đối tác của một công ty kế toán tại Singapore, nói.

Người giàu Trung Quốc tìm bến đỗ ở Singapore

Dù vậy, trong 10 năm qua, có thể nói người nhập cư Trung Quốc đã dần trở thành cộng đồng di cư quan trọng nhất, giúp xây dựng lại vị thế giàu có của địa phương và mang đến sự thay đổi cho các ngành công nghiệp. Theo SCMP, gần 75% trên 4 triệu công dân và thường trú nhân Singapore có gốc Hoa, khoảng 13,5% có gốc Mã Lai và 9% gốc Ấn Độ.

Người giàu Trung Quốc xem Đảo quốc sư tử là nơi an toàn để cất giữ tài sản tài, và là nơi có không khí trong lành, môi trường kinh doanh thân thiện cũng như cuộc sống khá thoải mái.

Người giàu Trung Quốc xem Đảo quốc sư tử là nơi an toàn để cất giữ tài sản tài, và là nơi có không khí trong lành, môi trường kinh doanh thân thiện cũng như cuộc sống khá thoải mái.

"Chúng tôi thích xã hội đa văn hóa của Singapore và nó cũng thân thiện với người Trung Quốc", Kristine Zhang - một phụ nữ từ 2015 đến nay mỗi năm đều sống vài tháng ở Singapore, nơi con trai cô đang học, cho biết.

Chồng của Zhang là quản lý một xưởng sơn xe hơi tại Quảng Đông, Trung Quốc và không muốn chuyển gia đình mình đến Singapore hay bất cứ nước nào khác, vì rất lạc quan về thị trường Trung Quốc. Nhưng gần đây, anh bắt đầu nghĩ lại.

"Thị trường nội địa Trung Quốc đang trì trệ, Covid-19 diễn biến phức tạp, tài sản mất giá và đồng CNY yếu đang bào mòn tài sản của chúng tôi. Vấn đề là chúng tôi không biết điều này sẽ kéo dài bao lâu", Zhang nói thêm.

Link bài viết

Gia đình cô đang có kế hoạch bán 3 bất động sản ở Trung Quốc trong năm nay, trị giá khoảng 2,1 triệu USD, sau đó chuyển đến Singapore - nơi họ hy vọng có thể nhập tịch và bắt đầu kinh doanh.

Theo SCMP, vợ chồng Zhang chỉ là một cá nhân trong làn sóng đầu tư và nhập cư khổng lồ từ Trung Quốc đến Singapore.

Financial Times cho biết các thương vụ bất động sản của người mua từ Trung Quốc đang chiếm ưu thế tại đây, các trường quốc tế nhận hàng trăm yêu cầu từ ứng viên đại lục, dù lượng tuyển sinh không nhiều. Các nhà hàng Trung Quốc có sao Michelin có thể chỉ còn bàn trống vào tháng 4 tới.

Bên cạnh đó, khoảng 500 doanh nghiệp đại lục đã đăng ký hoạt động tại Singapore trong năm qua, chuẩn bị thực hiện các thương vụ đầu tư mạo hiểm từ trụ sở tại nơi này, kéo theo hoạt động của các nhà quản lý tài sản tư nhân và dịch vụ tài chính khác được mở rộng. Khi quy mô tăng, nhiều ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, châu Âu và Nhân Bản sẽ điều nhân viên cấp cao sang Singapore.

Những lý do khiến Singapore hút người giàu

Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới, nhất là phương Tây, "khó tính" hơn với các hoạt động đầu tư, kinh doanh của Trung Quốc, tính trung lập, mức thuế thấptỷ lệ tham nhũng thấp ở Singapore khiến nơi này trở thành lựa chọn lý tưởng.

Theo Kia Meng Loh - đồng trưởng bộ phận quản lý tài sản tư nhân và văn phòng gia đình tại công ty luật Dentons Rodyk, nhiều khách hàng Trung Quốc đại lục vẫn coi Singapore là địa điểm đầu tư dài hạn an toàn hơn Hồng Kông vì nền chính trị, kinh tế ổn định vị thế trung tâm tài chính châu Á ngày càng trở nên mạnh mẽ.

singapore-tho-i-nam-cha-m-hu-t-ngu-o-i-g

Theo dữ liệu của Cơ quan Tiền tệ Singapore, dòng vốn đổ vào lĩnh vực quản lý tài sản Singapore đạt 448 tỷ SGD (339 tỷ USD) năm 2021, cao hơn 15,7% so với năm trước đó, trong khi dòng vốn ròng đổ vào Hồng Kông đạt 1.514 tỷ HKD (194 tỷ USD). Ảnh: Financial Times

Wang Jue - một doanh nhân 35 tuổi từ Thành Đô, Trung Quốc, cho rằng Singapore là lựa chọn mang tính toàn cầu chứ không chỉ riêng với người Trung Quốc, khi sở hữu nền kinh tế, chính trị ổn định và là trung tâm tài chính nên dòng vốn dễ lưu thông.

Dữ liệu từ Công ty tư vấn di cư đầu tư Henley & Partners cho biết, số yêu cầu di cư của người Trung Quốc tăng hơn 80% vào cuối tháng 11/2022 so với 2 năm trước đó. Hai nơi đứng đầu là Hy Lạp và Bồ Đào Nha vì cung cấp "thị thực vàng", cho phép cư trú mà không cần thời gian sống ở đó, còn Singapore đứng thứ ba.

Lĩnh vực rõ ràng nhất mà dòng vốn Trung Quốc đổ vào là văn phòng gia đình, công ty quản lý tài sản tư nhân được thành lập cho người giàu và người thân của họ. Nếu cư trú tại Singapore, văn phòng gia đình của họ sẽ đủ điều kiện được miễn thuế, và số lượng quỹ này đã tăng bùng nổ.

Hơn nữa, một trong những điểm thu hút là chất lượng giáo dục của Singapore và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo Mei Lingchuan - Giáo sư công nghệ thông tin ở California, đang học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Singapore, hầu hết sinh viên Trung Quốc theo học tại các đại học Singapore đều muốn ở lại, do bị hấp dẫn bởi môi trường chính trị ổn địnhmức lương cạnh tranh và thuế thu nhập hợp lý.

"Nhiều cựu sinh viên Trung Quốc đã tốt nghiệp các năm trước thực sự muốn trở lại làm việc và sống ở đây", ông nói.

Với chính sách nhập cư linh hoạt và môi trường tài chính ổn định, Singapore đã thu hút các doanh nhân Trung Quốc chuyển đến và thành lập văn phòng gia đình vì họ coi đất nước là nơi trú ẩn an toàn cho sự giàu có và kế hoạch mở rộng kinh doanh của họ.

Với chính sách nhập cư linh hoạt, môi trường tài chính ổn định, Singapore thu hút nhiều doanh nhân, đặc biệt là từ Trung Quốc, đến thành lập văn phòng gia đình và triển khai kế hoạch mở rộng kinh doanh. Ảnh: Financial Times

Dẫn lời một chuyên gia tại một công ty quản lý tài sản ở Singapore, Financial Times cho biết, cách đây 3 năm, hầu hết khách hàng Trung Quốc của họ là chủ tịch các công ty niêm yết đến Singapore để phân bổ và quản lý tài sản.

Song kể từ năm 2022, hồ sơ khách hàng đã thay đổi, chủ yếu là CEO hoặc các chuyên gia dưới 40 tuổi - những người thấy cơ hội phát triển cho lĩnh vực của họ, hoặc muốn tìm nơi mới để sống hoặc môi trường học tập mới cho con cái.

Alfred Wu - Phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhận định việc tiếng Quan thoại được sử dụng rộng rãi và khả năng phát triển sự nghiệp cho người làm việc trong ngành công nghệ cũng là điểm hấp dẫn của Đảo quốc sư tử.

"Chính phủ rất ưu ái những tài năng công nghệ. Họ ban hành một loại thị thực công nghệ mở rộng để hút lao động ngành này. Tôi cho rằng người làm trong ngành công nghệ có cơ hội tốt hơn khi định cư tại Singapore", ông nói.

Doanh Doanh