Dịch vụ mới

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim, cách xử lý đúng

Bích Ngọc 12/12/2024 14:00

Theo thống kê, hằng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ, nhưng có rất ít trường hợp đến bệnh viện trong 4 giờ đầu - khoảng thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Số người tử vong vì bệnh tim mạch vào khoảng 200.000 người, chiếm 39,5% số ca tử vong và ngày càng trẻ hóa.

Vừa qua, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tiếp nhận, điều trị thành công cho ông L.N.H (67 tuổi, ngụ tại quận 3, TP.HCM)bị nhồi máu cơ tim cấp. Nhận thấy tình hình nguy cấp của người bệnh, các bác sĩ đã nhanh chóng triển khai quy trình cấp cứu nhồi máu cơ tim - Code Stemi, kết hợp nhiều kỹ thuật hiện đại và phức tạp để xử lý cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành. Sau 2 giờ cấp cứu tích cực, tình trạng người bệnh đã ổn định và được xuất viện sau một tuần điều trị.

Giống như nhồi máu cơ tim, đột quỵ cũng là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột và có nguy cơ tử vong cao. Yếu tố then chốt để tăng cơ hội sống sót và giảm thiểu di chứng của hai bệnh lý này là nhận biết được triệu chứng và đưa người bệnh đến bệnh viện, đặc biệt là các cơ sở y tế có khả năng can thiệp tim mạch, đột quỵcàng sớm càng tốt.

Phân biệt giữa đột quỵ não và nhồi máu cơ tim

Theo BS-CKII. Trần Nguyễn An Huy - Trưởng Khoa Nội Tim mạch và Can thiệp Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều có chung nguyên nhân là tắc nghẽn động mạch, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể là tim và não. Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim chủ yếu do mảng xơ vữa từ cholesterol tích tụ hoặc huyết khối gây ra mảng xơ vữa làm tắc động mạch vành. Còn với đột quỵ có thể xuất hiện do hai nguyên nhân là xuất huyết hoặc thiếu máu não cục bộ, đặc biệt, thiếu máu não cục bộ là phổ biến nhất.

458-202412121514301.jpg
Đột quỵ có thể xảy ra do xuất huyết hoặc thiếu máu não cục bộ

Người dân hoàn toàn có thể phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim thông qua các triệu chứng khởi phát dưới đây.

Triệu chứng đột quỵ: Tùy vào vùng não của người bệnh bị tổn thương, các triệu chứng thường gặp gồm: Méo miệng, khó phát âm hoặc phát âm không đúng; Cảm giác tê liệt, đuối sức, không thể điều khiển một nửa cơ thể; Đau nhức đầu nghiêm trọng, buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng; Suy giảm thị giác đột ngột, thường xảy ra ở một bên mắt; Tinh thần không tỉnh táo, không thể nhớ hay hiểu người khác đang nói gì.

458-202412121514302.jpg

Đau nhức đầu nghiêm trọng, buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng là những triệu chứng báo hiệu cơn đột quỵ

Khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần nhận biết và xử trí kịp thời, đặc biệt là trong khoảng thời gian vàng: Nhanh chóng gọi đến Tổng đài cấp cứu 115 hoặc các bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ tại khu vực sinh sống; Đặt người bệnh nằm, ngồi và nới lỏng thắt lưng, quần áo để máu lưu thông được dễ dàng; Không tự ý sơ cứu và di chuyển người bệnh khi chưa được đào tạo về sơ cấp cứu đột quỵ, việc thực hiện không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim: Cảm giác đau tức ngực, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, thường xảy ra khi ngồi nghỉ; Khó thở, thở dốc, tim đập nhanh, chóng mặt; Tinh thần lo lắng, bồn chồn, đổ mồ hôi; Cảm giác đau bất thường vùng cánh tay, bàn tay, lưng… xảy ra không liên tục.

458-202412121514303.jpg
Người bệnh nhồi máu cơ tim sẽ có cảm giác đau tức ngực, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực

Đối với các trường hợp phát hiện người bị nhồi máu cơ tim cấp, người thân cần giữ bình tĩnh và gọi cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế, các bác sĩ khuyến cáo người nhà nên thực hiện các phương pháp sơ cứu tại chỗ, gồm: Giữ người bệnh ở tư thế thoải mái; Cởi bớt áo khoác, cà vạt, khăn trên người bệnh để giảm cảm giác khó thở, mệt mỏi; Trấn an tinh thần người bệnh; Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở. Nhưng đây là phương pháp cần được huấn luyện kỹ và người thực hiện đã có kinh nghiệm thực hành.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ - chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp, điều trị phẫu thuật các bệnh lý tim mạch, thần kinh đột quỵ cùng quy trình cấp cứu được xây dựng đạt chuẩn quốc tế (Code Blue, Code Stroke, Code Stemi), Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã thực hiện cấp cứu, can thiệp và điều trị thành công hàng nghìn trường hợp bệnh lý tim mạch phức tạp ở cả người trẻ và người lớn tuổi.

458-202412121514304.jpg
Kịp thời cấp cứu người bệnh trong khoảng thời gian vàng sẽ tăng khả năng cứu sống và hạn chế di chứng

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng là một trong 17 đơn vị được Sở Y tế TP. HCM công nhận có quy trình điều trị đột quỵ đầy đủ và hoàn thiện, bao gồm: can thiệp lấy huyết khối, tiêu sợi huyết, điều trị hồi sức thần kinh, phẫu thuật thần kinh và vật lý trị liệu sau đột quỵ. Mỗi năm, đơn vị tiếp nhận hơn 1.500 trường hợp và điều trị thành công hàng trăm ca can thiệp đột quỵ, góp phần làm giảm gánh nặng gia đình, xã hội, giúp nâng cao tỷ lệ sống còn và dự phòng tái phát đột quỵ hiệu quả.

Bệnh viện đã trang bị nhiều hệ thống thiết bị hiện đại, trong đó có hệ thống cộng hưởng từ 3.0 Tesla SIGNA™ Hero tích hợp công nghệ AI, và hệ thống chụp - can thiệp mạch vành hai bình diện Innova IGS 630 Autoright™. Đây là bộ đôi chuẩn vàng trong chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh lý phức tạp như tim mạch và thần kinh đột quỵ.

Nhờ công nghệ hình ảnh tiên tiến, các bác sĩ có thể phát hiện sớm và chính xác các tổn thương ở tim mạch và mạch máu não, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt, hệ thống chụp - can thiệp mạch vành giúp giảm thiểu xâm lấn, rút ngắn thời gian thủ thuật và tăng độ chính xác, mang lại hiệu quả điều trị cao cho người.

Tháng 10/2024, Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã vinh dự đạt Chứng nhận Vàng của Hội Đột quỵ thế giới (WSO).
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn là cơ sở y tế đáng tin cậy trong hệ thống y tế TP.HCM với trạm cấp cứu vệ tinh 115, dịch vụ vận chuyển cấp cứu 0 đồng dành cho người dân sinh sống trên địa bàn.
Liên hệ tư vấn: (028) 3990 2468.

Bích Ngọc