Chuyên đề

TS. Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE: Doanh nghiệp không thể lớn hoặc bền nếu không quan tâm văn hóa

Yên Trang 13/10/2024 15:10

Chúng ta tôn vinh doanh nhân không phải vì họ giàu có, cũng không phải vì họ quyền lực - vì đó là chuyện của riêng họ. Chúng ta tôn vinh doanh nhân vì những gì mà họ đã cống hiến cho cuộc sống và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội thông qua sản phẩm, dịch vụ.

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Hành trình từ khát vọng đến tôn vinh

Ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10 là một cột mốc quan trọng, ghi nhận những đóng góp của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế đất nước. Việc chính thức công nhận ngày này vào năm 2004 không chỉ là kết quả của sự kiên trì vận động từ Báo Doanh Nhân Sài Gòn (nay là Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn) mà còn là chiến thắng của tinh thần không ngừng nghỉ từ đội ngũ của báo, đặc biệt là Tổng biên tập Nguyễn Minh Hiền.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2004 chọn ngày 13/10 hằng năm làm ngày tôn vinh doanh nhân đến nay đã tròn 20 năm. Tuy nhiên, đến nay nhiều người vẫn đặt câu hỏi: Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai? Tôn vinh doanh nhân, nhưng tôn vinh doanh nhân vì cái gì?

Tôn vinh doanh nhân vì sự xứng đáng

* Xin ông chia sẻ khái niệm về kinh doanh và doanh nhân trong thời đại mới?
- Cách đây 20 năm, đúng vào ngày 13/10, tôi đã có cơ hội chia sẻ một định nghĩa chính thức về kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) và được doanh giới đón nhận, đó là: “Kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội thông qua sản phẩm, dịch vụ tốt lành”. Không có DN nào lại không bán cái gì đó, dù DN đó lớn hay nhỏ hay siêu nhỏ. Nếu thứ mà DN bán là tốt lành thì đó chính là kinh doanh, còn nếu không tốt lành thì không phải là kinh doanh, mà chỉ đội lốt kinh doanh mà thôi. Do vậy, sản phẩm - dịch vụ của DN chính là giải pháp tốt lành để giải quyết những vấn đề của cuộc sống, con người. Đó là bản chất của kinh doanh. Nó thúc đẩy sự phát triển, sự tiến bộ của xã hội.

Doanh nhân không phải chỉ là những người kiếm hay đạt được lợi cho bản thân. Và chúng ta tôn vinh doanh nhân vì cách quản trị nhân văn và vì những điều tốt lành, tiến bộ mà họ đem lại cho cộng đồng và xã hội. Nếu một người thay đổi thì có thể chỉ ảnh hưởng đến bản thân hay một vài người xung quanh. Nhưng nếu một doanh nhân hay một lãnh đạo thay đổi có thể thay đổi nơi mà họ đang quản lí, điều hành. Do vậy doanh giới tốt lành thì rất xứng đáng được tôn vinh.

chuyen-de_ts-gian-tu-trung-2.jpg
TS. Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE

* Vậy không phải ai kiếm được tiền cũng gọi là doanh nhân. Doanh nhân phải đem lại giá trị văn hoá cho cộng đồng, thưa ông?

- Đúng vậy! Thế hệ doanh nhân mới hay cũ đều cần hai thứ, đó là năng lực lãnh đạo và tài năng kinh doanh. Nhưng với thế hệ doanh nhân mới thì cần thêm mấy yếu tố nữa, đó là có chiều sâu văn hóa, có tính nhân bản và có tinh thần ái quốc.
Nghĩa là, thế hệ doanh nhân mà chúng ta hướng đến không chỉ có năng lực lãnh đạo hay tài năng kinh doanh, mà còn là một thế hệ doanh nhân rất nhân loại, rất dân tộc nhưng cũng rất “chính mình”. Đó là thế hệ doanh nhân văn hóa hay thế hệ doanh nhân nhân bản.

Bởi lẽ, nếu thiếu chiều sâu văn hóa, tính nhân bản và tinh thần ái quốc thì không thể lớn, hoặc lớn nhưng không thể bền.
Khi làm ăn thì hấu hết doanh nhân đều muốn DN của mình sẽ lớn, hoặc bền, hoặc cả hai, tức vừa lớn mạnh vừa bền vững. Nhưng nếu muốn lớn và bền thì chắc chắn phải quan tâm đến văn hóa DN.
Đó là lý do vì sao khi tôi viết sách cho doanh giới thì chủ đề đầu tiên mà tôi nghĩ đến là quản trị bằng văn hóa. Và tôi khẳng định rằng, “Quản trị bằng văn hóa là tương lai của quản trị”. Không có bất cứ một DN nào có thể trở nên lớn mạnh và bền vững nếu không quan tâm sâu sắc đến văn hóa và văn hóa DN. Và đúng như tôi cảm nhận, cuốn sách này vừa ra mắt đã được doanh giới đón nhận nồng nhiệt, trong vòng ba tháng đã tái bản, dù in lần đầu tới 10.000 bản.
Các phương cách quản trị truyền thống thì ai cũng biết và ai cũng làm, đó là quản trị bằng mục tiêu và quản trị bằng luật lệ. Nhưng nếu chúng ta chỉ áp dụng lối quản trị truyền thống mà không đề cao quản trị bằng văn hóa thì không thể nào quản trị thành công trong thời đại mới, thời đại mà con người ngày càng trở nên độc lập và tự do hơn. Lâu nay các DN cũng đã có quản trị bằng văn hóa rồi nhưng chưa đề cao đủ và vai trò của quản trị bằng văn hóa trong DN vốn đã quan trọng thì nay càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Năng lực lãnh đạo hay tài năng kinh doanh thì dù là thế hệ doanh nhân mới hay cũ đều cần hai cái đó, nhưng thế hệ doanh nhân mới cần có thêm chiều sâu văn hóa, tính nhân bản và tinh thần ái quốc.

TS. Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE

Văn hóa kinh thương và 4 chữ vàng “Hàng Việt đáng tin”

* Xin ông phân tích rõ thêm về văn hóa DN và văn hóa doanh nhân trong giới kinh thương Việt Nam?

- Chúng ta hay đề cập tới văn hóa DN, rồi văn hóa kinh doanh, rồi văn hóa lãnh đạo, rồi văn hóa doanh nhân, rồi văn hóa kinh thương... cuối cùng mọi người bị rối và không phân biệt được.
Tôi thấy rằng văn hóa DN là văn hóa của một DN nào đó. Còn văn hóa kinh doanh thường được hiểu là một phần trong văn hóa DN. Tức là một DN có văn hóa thế nào thì cũng sẽ có văn hóa kinh doanh tương ứng và văn hóa kinh doanh là một phần của văn hóa DN.

Còn văn hóa doanh nhân thì có thể có hai nghĩa: Thứ nhất là văn hóa của doanh giới, thứ hai là văn hóa của cá nhân mỗi doanh nhân. Văn hóa doanh nhân thường được hiểu là văn hóa lãnh đạo. Tức là văn hóa lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến văn hóa DN, rồi văn hóa DN ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của DN đó. Còn văn hóa kinh thương là văn hóa của cả cộng đồng DN. Văn hóa của cả nền kinh thương Việt Nam, của doanh giới Việt Nam thì tôi gọi là văn hóa kinh thương.

chuyen-de_gian-tu-trung-diendandoanhnghiep.vn-media-uploaded-417-2023-12-11-_thaytrung.jpg
TS. Giản Tư Trung tại buổi ra mắt sách “Quản trị bằng văn - Cách thức Kiến tạo và Tái tạo Văn hóa tổ chức”

* Nhưng văn hoá trong DN hay của doanh nhân hiện nay là nền tảng quan trọng quyết định sự phát triển của một DN thưa ông?

- Tôi cũng cho rằng văn hóa là nền tảng doanh trí của mỗi doanh nhân, mỗi DN và cả doanh giới.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì tôi hình dung rằng khi tôi chia sẻ về một nền doanh trí mới của một thế hệ doanh nhân mới, tôi luôn nhấn mạnh sự học của mỗi doanh nhân và hành trình tự lực khai phóng để có chiều sâu văn hóa. Tôi chưa bao giờ nói rằng tôi là người đào tạo doanh nhân cả, vì từ “đào tạo doanh nhân” hay “giáo dục doanh nhân” nó không phù hợp với công việc mà tôi và Trường Doanh nhân PACE đã, đang và sẽ làm.
Theo tinh thần sư phạm khai phóng mà tôi đã chia sẻ trong sách “Sư phạm Khai phóng” thì “Dạy chính là giúp người khác học và khai phóng là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng của mình”. Mình chỉ là người giúp doanh nhân học, là người tiếp sức cho hành trình tự lực khai phóng của doanh giới, chứ không phải là người dạy doanh nhân.
Chúng tôi đề cao sự tự lực, sự giáo dục tự thân của doanh nhân và chúng tôi tiếp sức cho họ trên hành trình đó. Thế nên trong câu chuyện văn hóa thì nó gắn liền với doanh trí mới và doanh trí mới gắn liền với thế hệ doanh nhân mới.

* Vậy ông đánh giá thế nào về doanh trí hiện nay?

- Tôi thấy rằng doanh trí của doanh nhân bây giờ so với doanh trí của thế giới phát triển thì vẫn còn khoảng cách khá lớn, do lịch sử kinh thương của chúng ta còn khiêm tốn so với lịch sử kinh thương mấy trăm năm của họ.
Nhưng so với doanh trí của doanh nhân 20-25 năm trước thì chúng ta đã đi một đoạn đường rất xa. Bởi vì hiện nay chúng ta có rất nhiều doanh nhân bắt đầu có tầm nhìn toàn cầu, có hoài bão bước ra thế giới. Đó là DN tư nhân. Còn đối với các DN đa quốc gia ở Việt Nam thì 10-20 năm trước, chúng ta khó có thể tìm được người Việt Nam làm CEO trong các tập đoàn đa quốc gia. Còn ngày nay có nhiều người Việt Nam đã giữ vị trí cao nhất trong những tập đoàn đa quốc gia. Điều đó có nghĩa doanh trí đã vươn rất xa so với chính chúng ta trước đây.

* Doanh trí của doanh giới và doanh trí của nền kinh thương được thể hiện rõ nhất điều gì?
- Thể hiện qua nhiều thứ, nhưng có hai thứ quan trọng nhất và dễ thấy nhất. Thứ nhất đó là chất lượng sản phẩm - dịch vụ mà nền kinh thương đó tạo ra, vì nó cũng thể hiện doanh trí của doanh giới đó, quốc gia đó.
Thứ hai là sản phẩm - dịch vụ mà nền kinh thương đó tạo ra có đáng tin không cũng thể hiện rất rõ doanh trí của doanh giới.
Chẳng hạn hàng Việt của chúng ta đã có chất lượng chưa, đã đáng tin chưa? Và quan trọng hơn cả chất lượng, là hàng có đáng tin chưa. Nếu hàng chất lượng cao thì giá thành cao, nhưng sản phẩm chất lượng chưa cao nhưng đáng tin (tức là đúng với công bố của nhà sản xuất) thì người ta vẫn mua. Nghĩa là ta đã tạo ra một sản phẩm tử tế và tốt lành. Trên thực tế đã có rất nhiều


* Doanh trí của doanh giới và doanh trí của nền kinh thương được thể hiện rõ nhất điều gì?

- Thể hiện qua nhiều thứ, nhưng có hai thứ quan trọng nhất và dễ thấy nhất. Thứ nhất đó là chất lượng sản phẩm - dịch vụ mà nền kinh thương đó tạo ra, vì nó cũng thể hiện doanh trí của doanh giới đó, quốc gia đó.
Thứ hai là sản phẩm - dịch vụ mà nền kinh thương đó tạo ra có đáng tin không cũng thể hiện rất rõ doanh trí của doanh giới.
Chẳng hạn hàng Việt của chúng ta đã có chất lượng chưa, đã đáng tin chưa? Và quan trọng hơn cả chất lượng, là hàng có đáng tin chưa. Nếu hàng chất lượng cao thì giá thành cao, nhưng sản phẩm chất lượng chưa cao nhưng đáng tin (tức là đúng với công bố của nhà sản xuất) thì người ta vẫn mua. Nghĩa là ta đã tạo ra một sản phẩm tử tế và tốt lành. Trên thực tế đã có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt lành trong kinh thương tạo ra, nhưng vẫn còn nhiều sản phẩm, dịch vụ chưa tốt lành.
Qua đó cho thấy doanh trí của nền kinh thương chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, rất nhiều điều cần phải học, rất nhiều điều cần phải cải thiện để đưa ra thế giới. Muốn ra thế giới thì có hai thứ cần là chất lượng và đáng tin.
Tại sao hàng Nhật có thể chinh phục khắp thế giới? Bởi vì họ làm được một việc mà không phải ở tầng đơn lẻ của một doanh nhân mà ở tầng quốc gia, của cả nền kinh thương quốc gia.
Rằng bất cứ cái gì mà người Nhật làm ra đều đáng tin, đều chất lượng. Tức là “Made in Japan” - sản xuất tại Nhật Bản - là một bảo chứng về chất lượng và sự đáng tin. Sau đó họ đưa hầu hết sản xuất ra khỏi Nhật Bản, lúc đó họ lại có một thương hiệu khác, không phải là “Made in Japan” nữa mà là “Made by Japanese” - sản xuất bởi người Nhật. Hàng của người Nhật nhưng gia công tại Trung Quốc, tại Malaysia, tại Indonesia hay tại Việt Nam, Thái Lan đều không thành vấn đề. Miễn là sản phẩm đó, dịch vụ đó được sản xuất bởi người Nhật thì nó đều đáng tin.
Cho nên, suốt hai thập niên qua, tôi luôn chia sẻ, một trong những ngọn cờ quan trọng nhất của kinh thương Việt Nam và cũng nhân “ngày Tết” của doanh nhân, chúng ta nên nghĩ đến một ngọn cờ bốn chữ vàng: “Hàng Việt đáng tin”.
Đáng tin ở trong thị trường trong nước trước rồi sau đó đáng tin trên thị trường toàn cầu. Rõ ràng chúng ta để làm lớn đã khó, nhưng để vừa lớn vừa bền thì còn khó hơn. Mà muốn vừa lớn vừa bền thì phải dựa trên những giá trị văn hóa nền tảng bền vững, dựa trên những giá trị nhân bản. Nhân bản đối với khách hàng gọi là “Customer-centric”, nhân bản đối với nhân viên gọi là “Employee-centric”, tức là lấy khách hàng làm trung tâm, lấy nhân viên làm trung tâm...
Nói ngắn gọn lại, nhân bản trong kinh doanh là “Human-centric”, nghĩa là lấy con người làm trọng tâm. Hay chính xác hơn quản trị nhân bản hay kinh doanh nhân bản là lấy thành công và hạnh phúc, lấy độc lập và tự do, lấy danh dự và phẩm giá của con người (khách hàng, nhân viên, cổ đông, nhà cung cấp, nhà nước, xã hội…) làm trọng tâm trong sự phát triển lớn mạnh và bền vững.

Quản trị và kinh doanh đúng nghĩa là lấy thành công làm hạnh phúc, lấy độc lập và tự do, lấy danh dự và phẩm giá của con người làm trọng tâm trong sự phát triển của doanh nghiệp.

TS. Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE

Nhiều nước nhìn vào thị trường Việt đầy thèm khát

* Những năm trở lại đây, trong số con em của các doanh nhân đi du học nước ngoài rất nhiều, tiếp nhận tinh hoa của thế giới và số lượng trở về cũng rất nhiều. Ông đánh giá thế nào về những thế hệ “di cư” hiện nay?

- Hiện nay trong các dòng di cư, có mấy dòng liên quan đến đất nước chúng ta. Dòng thứ nhất là “Nam tiến”, tức là người miền Bắc và miền Trung vào trong Nam khá nhiều. Còn từ miền Nam ra Bắc, ra Trung thì ít hơn. Còn có một dòng thứ hai là “Tây tiến”, tức là người ta đi ra nước ngoài. Nhưng bây giờ có một dòng thứ ba rất ý nghĩa, rất thú vị, đó là “Việt tiến” - trở về, đặc biệt là trở về để kinh doanh.
Thị trường 100 triệu dân, rất tiềm năng. Nếu chúng ta nhìn Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan là những nền kinh thương mới trỗi dậy những doanh nhân ở đó họ nhìn thị trường Việt Nam và rất thèm khát, bởi vì nó lớn và rất dễ làm hơn.
Nền kinh thương của chúng ta so với họ vẫn còn khoảng cách rất xa, ví dụ những gì chúng ta đang trải qua bây giờ thì đất nước họ đã trải qua 30 hay 40-50 năm trước, nên họ đã hiểu rất sâu.
Thế nên nếu đi ra nước ngoài muốn làm chuyên gia thì tốt, nhưng làm kinh doanh thì có lẽ ở Việt Nam bây giờ cơ hội sẽ nhiều hơn. Rõ ràng là, nếu thực sự muốn làm kinh doanh thì ít nơi nào có cơ hội kinh doanh nhiều như ở Việt Nam lúc này.

Kinh doanh mà càng nhiều rủi ro thì kèm theo đó cũng có rất nhiều cơ hội.

TS. Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE


Và đã là người Việt Nam nữa thì không lý do gì lại không trở về quê hương để làm kinh doanh. Môi trường kinh doanh của chúng ta còn nhiều bất cập và rủi ro lắm, nhưng đó là bản chất của kinh doanh. Càng nhiều rủi ro thì kèm theo đó cũng có rất nhiều cơ hội. “Nước trong thì không có cá”, cho nên chúng ta hãy nhìn xã hội này với con mắt là những người nhìn về đất nước của mình ở ngoài có hai lăng kính. Lăng kính thứ nhất là đất nước mình có nhiều vấn đề quá!. Lăng kính thứ hai là có nhiều vấn đề thì người ta mới cần mình, mình mới có giá trị. Nếu không có vấn đề gì cả thì chắc cũng không cần mình, mình không có giá trị gì hết.

* Xin cảm ơn ông!

Không có tinh thần ái quốc, DN không đủ sức mạnh để chinh phục thế giới
Tôi cũng tin chắc chắn rằng không một DN nào có thể vươn mình ra thế giới, có thể đua tranh với thế giới mà không cộng hưởng với lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Cho nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia và tinh thần vươn mình của dân tộc cộng hưởng với tinh thần vươn mình của doanh nhân Việt thì hai cái cộng hưởng này có sức mạnh đủ lớn cho cuộc chơi toàn cầu.
Bất cứ cái gì mà người Việt chúng ta có thể đua tranh với thế giới, người Việt chúng ta đều cực kỳ hạnh phúc. Ví dụ như ta xem đá banh ở U23 Thường Châu. Chúng ta đoạt một huy chương bạc, mà cả nước hạnh phúc tột cùng, bởi vì lòng tự tôn dân tộc, tinh thần ái quốc trỗi dậy một cách tự nhiên. Lúc đó đâu có ai bảo ai đâu.
Chúng ta cũng tự hào trong khoa học có GS. Ngô Bảo Châu -
nhà toán học tầm cỡ thế giới. Tức là những người Việt giúp cho người Việt Nam chúng ta ngẩng cao đầu, chúng ta đều rất tự hào về họ.
Doanh nhân cũng vậy thôi. Cho nên tinh thần ái quốc vừa là
bổn phận công dân, nhưng cũng vừa là một sức mạnh tinh thần để vươn mình ra thế giới.

Yên Trang