Liệu Nhật Bản có gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí?
Theo Nikkei Asia, một số cựu quan chức quốc phòng Nhật Bản đã gửi khuyến nghị yêu cầu chính phủ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí trong nhiều trường hợp cụ thể. Điều này được dự đoán có thể dẫn tới 1 số nới lỏng trong tương lai.
Hiện tại, Nhật Bản cho phép xuất khẩu vũ khí giới hạn cho 5 mục đích, là cứu hộ, di chuyển, cảnh báo, giám sát và rà phá bom mìn. Khuyến nghị kêu gọi mở rộng thêm danh sách. Điều này giúp tăng cường khả năng răn đe trong khu vực.
Ví dụ xuất khẩu sang Đông Nam Á, cho phép Nhật Bản tăng cường an toàn cho những cơ sở sản xuất và bảo dưỡng của doanh nghiệp Nhật ở nước sở tại. Nó cũng giúp mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ, trong quá trình tương tác với quân đội nước ngoài, tạo điều kiện cho tập trận chung.
Khuyến nghị nêu rõ nhu cầu mở rộng xuất khẩu, nhưng vẫn duy trì 3 nguyên tắc. Đó là không xuất khẩu tới quốc gia đang xung đột, không được sử dụng trong các hệ thống khác và không chuyển giao sang nước thứ 3.
Dự trên 3 nguyên tắc này, các cựu quan chức bác bỏ lo ngại xuất khẩu vũ khí sẽ làm phức tạp thêm tình hình địa chiến trị trên toàn cầu nói chung, lẫn xung quanh Nhật Bản nói riêng.
Chính phủ Nhật gần đây đã sửa đổi 1 số quy tắc, cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo đang phát triển chung với Anh và Ý. Nếu không sửa đổi, Nhật Bản có thể bị coi là đối tác không phù hợp tham gia vào dự án này.
Khuyến nghị cũng cho biết, đưa ra hướng dẫn toàn diện và minh bạch, giúp công ty đầu tư và sản xuất thiết bị của Nhật, có thể lên kế hoạch cho những bước đi sắp tới.
Liên minh cầm quyền hiện đang có 1 số cuộc thảo luận, về việc mở rộng danh mục xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên đảng Komeito đưa ra tín hiệu phản đối.
Khuyến nghị cũng đề xuất về hình thức hỗ trợ cơ sở hạ tầng an ninh ở nước ngoài, nhằm đóng góp vào ổn định khu vực, bằng cách tận dụng thế mạnh của Nhật Bản về xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến an ninh quốc phòng. Ví dụ hệ thống phòng thủ tên lửa, hay xây dựng sân bay-bến cảng và đường cao tốc.
Ngược lại với Nhật Bản, Hàn Quốc xem xuất khẩu vũ khí là chính sách quốc gia. Seoul đã bán được nhiều xe tăng, pháo binh và máy bay, sau khi ký hợp đồng cung cấp lượng lớn khí tài cho Ba Lan năm 2022.
Tháng 2/2024, Úc đưa khinh hạm lớp Mogami của Nhật, cùng với 1 tàu của Hàn Quốc, vào danh sách có thể mua để bổ sung cho lực lượng hải quân. Nhiều ý kiến nhận định, nếu Nhật Bản không thay đổi chính sách xuất khẩu, sẽ bị tụt lại so với các nước trong khu vực.
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn phản đối và cảnh giác trước động thái nới lỏng xuất khẩu vũ khí của Nhật. Theo một số chuyên gia, các vũ khí hiện đại của Nhật, như tàu ngầm hoặc hệ thống tên lửa – được xếp loại tiên tiến bậc nhất trên thế giới, có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực.
Trong số cựu quan chức biên soạn khuyến nghị, có ông Shotaro Yachi, cựu thư ký hội đồng an ninh quốc gia và ông Ryoichi Oriki - cựu tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ.